TRI ÂN ĐẤNG MẸ THIÊNG

10 Tháng Giêng 20234:35 CH(Xem: 1321)
TRI ÂN ĐẤNG MẸ THIÊNG

M Chân 4
Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đồng trọn thành Phật Đạo

NIỆM PHẬT ĐƯỜNG

Trung Tâm Tu Học Giáo Lý

 PGHH Hải Ngoại

 --------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG

LỄ VU LAN MÙA BÁO HIẾU 

Nguồn Gốc và Sự Phổ Biến

(Niệm Phật Đường)

MÙA BÁO HIẾU, hoài niệm ân sinh thành     

(Lê Yến Dung)

Vu Lan Nhớ Cha Mẹ   

(Thức Tỉnh)

Cung Kính Tri Ân Đức Từ Bi QUÁN THẾ ÂM   

Bồ Tát bốn lần cứu mạng gia đình chúng con

(Lê Yến Dung)

 -----------------------------------------------------------------------------

CONTENTS

GRATITUDE TO OUR DIVINE MOTHER  

Vu-Lan Festival, 2022 (English Section)

VU LAN FESTIVAL, Filial Piety Season    

Origins and Popularity (Niệm Phật Đường) 

GRATITUDE SEASON,

Reflect on the Parental merits (Lê Yến Dung)

VU LAN, I miss my Parents  

(Thức Tỉnh)

Respectfully Grateful for Compassion of KWAN-YIN saving our family’s lives

(Lê Yến Dung) 

M Chan 2

Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH

-------------------------------------------------------------------------

LỄ VU LAN MÙA BÁO HIẾU

Nguồn Gốc và Sự Phổ Biến

Ngày Lễ Vu Lan có tên gọi Phạn ngữ trong Phật giáo là Ullambana. được chính thức tổ chức vào ngày 7 tháng 7  âm lịch tại Việt Nam. Các quốc gia như Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản, v.v… cũng tổ chức tương tự ngày lễ này. Nói chung, trong Phật giáo thế giới, đây là Lễ hội của các Linh hồn  được tổ chức vào tháng 7 âm lịch ở nhiều nền văn hóa châu Á như một cách tôn vinh những người đã khuất bóng.

Tại Việt Nam, Lễ Vu Lan, hay Vu Lan Bồn là một sự kiện truyền thống chung được ca ngợi như lễ Báo hiếu của các gia đình Việt nhất là Phật tử. Các chủa chiền hay tại nhà đều cúng tế lễ Vu Lan báo hiếu nhằm tưởng niệm công ân Tổ tiên, đặc biệt là hai đấng sinh thành. Lễ Vu Lan còn được gọi là lễ Ân xá của các Tinh linh không có được nơi trú ngụ – gọi là Cô hồn Dã quỷ.

Ở Việt Nam, Ngày của Cha Mẹ đã được công nhận vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Mặc dù xuất phát từ Phật Giáo, do bởi Việt Nam là quốc gia đa phần là Phật Giáo (khoảng 90%), nên trong tương lai  không xa, Lễ Vu Lan báo hiếu có thể sớm được công nhận là lễ hội văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

KINH VU LAN BỒN – TÍCH MỤC LIÊN CỨU MẸ

Khởi thủy, Vu Lan là một lễ hội Phật giáo gọi là Lễ Hội Ma. Câu chuyện nguồn gốc của Lễ hội Ma hiện đại cuối cùng bắt nguồn từ Ấn Độ cổ đại, bắt nguồn từ kinh điển Đại thừa được gọi là Yulanpen hay Ullambana Sutra.

Kinh Yulanpen, còn được gọi là Kinh Ullambana, (tiếng Việt: Kinh Vu Lan Bồn), là một kinh Đại thừa liên quan đến lòng hiếu thảo. Kinh được dịch từ một ngôn ngữ Ấn Độ và do ngài Dharmarakṣa dịch từ năm 265-311 CN và có tựa đề: 'Đức Phật Nói Kinh Yulanpen.' Trong kinh có ghi lại những sự kiện xảy ra sau khi một trong những đệ tử của Phật Thích Ca, Mục Kiền Liên (Phạn: Maudgalyayana), còn gọi là Mục Liên (theo Trung hoa) đạt được thần thông thiên nhãn (Abhijñā) và sử dụng năng lực mới tìm thấy của mình để tìm kiếm cha mẹ đã khuất. Cuối cùng, Mục Kiền Liên tìm thấy mẹ của mình trong thế giới ngạ quỷ (ngạ quỷ).

Khi Mục Kiền Liên phát hiện ra rằng người mẹ đã chết của mình đói khát khổ sở, ngài đã cố gắng giúp bà bằng cách đưa cho bà một bát cơm. Thật không may, bà không thể ăn cơm khi nó biến thành than đang cháy. Sau đó Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật giúp đỡ mình. Đức Phật giải thích cách một người có thể trợ giúp cha mẹ hiện tại và đã khuất của một người trong cuộc sống này. Đức hạnh của một người trong bảy kiếp bằng cách sẵn lòng cúng dường thực phẩm cho tăng đoàn hoặc cộng đồng tu sĩ trong lễ Pravarana (cuối mùa Gió mùa hay Vassa), nhờ đó cộng đồng tu sĩ chuyển công đức đến cha mẹ đã khuất. Từ pháp Phật dạy Mục Kiền Liên nhờ đạo lực của chư Tăng đã cứu mẹ siêu sanh về cảnh giới chư Thiên.

Từ đó về sau, chư Tăng tu hành ở nơi nào cũng thường vào Thiền định, thâm nhập các loại hình thế giới để cứu độ chúng sinh. Thiết nghĩ thể nghiệm được pháp Phật dạy trong chính cuộc sống tu hành của chúng ta là phương cách hiệu quả nhất để cứu giúp mọi người thoát khỏi cảnh giới khổ đau, an trú trong thế giới vĩnh hằng bất tử. Thành tựu như vậy, chúng ta báo đáp được bốn ân sâu nặng trong mùa Vu lan Báo hiếu.

SỰ PHỔ TRUYỀN LỄ VU LAN TRÊN THẾ GIỚI

Từ thể kỷ thứ 6, sau khi Vu Lan Bồn du nhập vào Trung Quốc, Hoàng đế Lương Vũ là vị vua đầu tiên sắc phong và là người đầu tiên làm lễ Vu Lan Bồn vào năm 538. Sau đó lễ này được truyền bá khắp Trung Quốc rồi truyền sang Việt Nam. Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, lễ Vu Lan báo hiếu du nhập vào nước ta từ rất sớm. Năm 1072, vua Lý Nhân Tông từng lập trai đàn để cầu cha mẹ. Rồi theo thời gian, lễ Vu Lan dần trở thành một lễ xa hoa.

Những người theo học Phật giáo Nam tông nói về Vu Lan liên quan đến những câu chuyện về lời dạy của Đức Phật và các đệ tử của Ngài khi giải thích về cô hồn, sự tái sinh,… Từ đó, những câu chuyện về sự cứu rỗi, luân hồi, thoát ma, và sự tha tội của người chết (Petavatthu) đã được được lưu truyền ở nhiều nước Châu Á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Sri Lanka, Singapore, Malaysia,… Những câu chuyện này không liên quan đến câu chuyện Mục Kiền Liên. Vì vậy, các nước này hàng năm cũng tổ chức Lễ hội ma đói / Lễ hội ma nhưng không mang ý nghĩa là mùa báo hiếu như ở Việt Nam.

Dù thế nào đi nữa, kinh Vu Lan Bồn và câu chuyện về tấm lòng hiếu thảo của Bồ tát Mục Kiền Liên là kinh điển Phật giáo, là bài học đáng trân quý, là phong tục văn hóa đáng được lưu truyền và duy trì trong đời.

Người Việt Nam có truyền thống gộp cả hai lễ hội vào tháng 7 là mùa Vu Lan báo hiếu và tháng cô hồn. Mỗi ngôi chùa đều có lễ hội và nghi lễ đúng vào ngày rằm tháng bảy. Họ cúng dường, cầu xin sự bình an, chúng sinh tự do, và hoan hỷ cúng dường. Tháng 7 AL cũng là tháng cuối cùng của mùa an cư kiết hạ nên chư Tăng Ni tập trung tại chùa. Nhiều chùa bây giờ còn sáng tạo hơn xưa. Họ tổ chức nghệ thuật, ca hát, nhảy múa và tân cổ nhạc vào tháng Bảy. Một số chùa còn mời tăng Sư tổ chức các buổi thuyết pháp, pháp đàm, ăn chay, tụng kinh, hành hương.

Chuyện đi chùa cầu xin cha mẹ, ông bà, tổ tiên, báo hiếu, báo hiếu, báo hiếu cha mẹ thật rõ ràng và đáng quý. Nhưng cũng có chuyện bố thí, cúng cô hồn, ngừng buôn bán, đình công, kiêng ăn, sợ xui, sợ xúc phạm. Nhiều khi về quê đi lễ chùa, thấy nhiều mâu thuẫn lạ lùng. Nhưng nghĩ lại, đó cũng là một nét văn hóa, tín ngưỡng đặc thù của con người.    ` 

NIỆM PHẬT ĐƯỜNG biên khảo

---------------------------------------------------------------------------

Mùa Báo Hiếu, hoài niệm ân sinh thành

Mỗi độ thu sang, lá vàng lá úa xác xao rụng rơi trong gió, như âm vang ai oán của điệu vãn than cuối cùng, đang cuốn trôi vào định luật vô thường của vũ trụ, rồi hóa kiếp về cùng cát bụi, đắm chìm trong sương khói của thời gian…

Tôi chợt nhớ mùa Vu Lan đang đến, vội cài lên ngực áo đóa hồng trắng, nghe lòng tê tái một niềm đau. Nhìn cánh hoa tang bất hạnh đã gắn liền trên ngực áo của tôi, của những người con, những chúng sanh vì nghiệp nặng phước mỏng, đã sớm vắng bóng mẹ hiền... để rồi cả một đời còn lại sẽ phải lang thang lạc lõng khắp hang cùng, ngõ hẹp, để tìm bóng dáng của tình thâm, dù vẫn biết rằng: sự hiện hữu của Tổ Tiên tôi, của ông bà tôi và cả cha mẹ tôi nữa, vốn dĩ luân lưu trong huyết thống… Chính cội nguồn thương yêu thiết tha đó vẫn luôn nhắc nhở chúng ta công lao tạo dựng nên “thân mạng” cho những người con được sanh ra trên cõi đời nầy, điều mà đã in sâu trong tâm thức của chúng ta. Đó là một ý nghĩa nhân văn sâu sắc nằm trong một truyền thống biết yêu thương và mang ơn Tổ Tiên ông bà cha mẹ của mình. Đó là ân đầu tiên trong bốn trọng ân mà  Đức Tôn Sư đã ân cần nhắc nhở chúng ta như:

“Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn phận phải biết ơn tổ-tiên nữa.

Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ còn đang sanh tiền, có dạy ta những điều hay lẽ phải ta rán chăm-chỉ nghe lời, chớ nên xao-lãng làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhân-đạo, ta rán hết sức tìm cách khuyên-lơn ngăn-cản. Chẳng thế, ta cần phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi-bệnh hoạn ốm đau, gây sự hòa-hảo trong đệ huynh, tạo hạnh-phúc cho gia-đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa-mãn. Rán cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ. Lúc cha mẹ quá vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu-thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm-luân.

Còn đền ơn tổ-tiên, là đừng làm điều gì tồi tệ, điếm nhục tông môn, nếu tổ-tiên có làm điều gì sai lầm, gieo họa đau thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu cầu và hy-sinh đời ta làm điều đạo-nghĩa, rửa nhục tổ-đường”.Ân dầy nghĩa nặng của cha mẹ có thể kết thành những dòng thơ mật ngọt, tuyệt tác, cao vời nhất. Hạnh hiếu được coi là một đức tính cao đẹp nhất, được đề cao nhiều nhất mà bút mực không sao nói hết cái trọng ân của cha mẹ.

Chúng ta, phải hiểu ơn công lao bể trời của đấng sanh thành để chúng ta biết gần gũi yêu thương, chăm sóc ngay mẹ cha khi còn sanh tiền. Đừng chần chờ vì vô thường sẽ đến trong phút giây, đừng để hối tiếc, đừng để một ngày mai bóng tối bao trùm mà hạnh hiếu ta chưa kịp đáp đền. Đức Tôn Sư cũng thường nhắc nhở trong Sấm Thi Quyển Ba:

“Nếu ai biết chữ tu trì,

Cha mẹ còn sống vậy thời cho ăn.

Không làm để ở lung lăng,

Chưởi cha mắng mẹ lăng xăng thiếu gì.

Ở cho biết nhượng biết tùy,

Vui lòng cha mẹ vậy thời mới ngoan”.

Và hơn hai ngàn năm trước, thời Đức Phật còn tại thế, trong một lần du hành Ngài gặp một đống xương khô, Ngài liền dừng lại đảnh lễ. Ngài Anan liền hỏi Phật vì sao mà phải lễ bái đống xương khô, Đức Phật dạy rằng: “Đống xương khô này hoặc Tổ Tiên đời trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta phải chí tâm kính lễ”.

Đức Phật cũng dạy ân đức cha mẹ khó đền đáp dù các con có báo hiếu bằng cách cắt thịt da dâng cho cha mẹ lúc cha mẹ đói khát cũng như dù có đốt thân cúng dường chư Phật cũng không đáp được công ơn cha mẹ.

Ngoài việc giữ tròn chữ hiếu với cha mẹ Đức Phật cũng dạy: Vì bổn phận làm con, chúng ta cũng phải biết khuyến khích cha mẹ thực hành thiện pháp. Chúng ta cũng cần làm các việc có lợi ích cho mọi người như bố thí và luôn thể hiện để quảng bá tư tưởng hiếu đạo đến mọi người, để luôn nhớ chữ hiếu trong Đạo Phật vô cùng quan trọng. Đạo Phật cũng được gọi là Đạo Hiếu. Ta phải biết rằng: Có gì sung sướng bằng, khi chúng ta còn mang trên ngực áo cánh hoa hồng thắm. Sự hiện hữu của cha mẹ trong gia đình khác nào sự hiện hữu của thiên thần, còn cha còn mẹ là còn thiên đường của cuộc đời, còn được lẽ sống ngày mai vì: “Trên vạn nẻo đường khó khăn về bến giác cha mẹ là vì sao sáng của vũ trụ bao la để hướng dẫn đời chúng ta ở con đường thiện lành mà hạnh hiếu là hạnh đầu tiên để chúng sanh lần bước vào cõi Phật”.

Hiếu là gốc là bước đầu căn bản để hành xử đạo nhân, đạo làm người và lòng yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ lẫn đồng bào dân tộc. Ai mà không làm được những điều căn bản đó thì sẽ không phải là người tốt trong xã hội được. Chúng ta đã thấm nhuần căn bản giáo lý của nhà Phật, nên chúng ta phải thông hiểu cái đạo lý nầy:“Tột cùng thiện là hiếu, tột cùng ác là bất hiếu”.

Bông hồng cài áo là một phong tục đẹp và cao quí mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đề xướng, chọn hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan, lễ mẹ hằng năm của nhà Phật. Ông đồng thời nhắc nhở chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hóa nhân dân, đó là “Uống nước phải nhớ nguồn.”

Tư tưởng này phản ánh ý niệm Tứ Ân, mà 83 năm trước, Đức Thầy đã nhắc nhở mỗi con người của chúng ta bài học sâu sắc về chữ hiếu nghĩa thiêng liêng và nhiệm vụ thực thi trọng trách của một người con. Chính vì vậy mà người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng không bao giờ quên được lời vàng ngọc của Tôn Sư trong quyển sấm thi bài Giải Thoát Cửu Huyền:

“Rán tu đắc đạo cứu Cửu Huyền,

Thoát chốn mê đồ đến cảnh Tiên.

Ngõ đáp ơn dày công sáng tạo,

Cho ta hình vóc học cơ huyền”.

Và hơn thế nữa người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng nằm lòng ghi nhớ để sớm ngày ân cần tu tập, thực thi lời giáo huấn của Ngài trong Quyển Ba của Sấm Giảng Thi Văn:

“Tu cầu cứu vớt Tổ Tông,

Với cho bá tánh máu hồng bớt rơi.

Tu cầu cha mẹ thảnh thơi,

Quốc vương thủy thổ chiều mơi phản hồi”.

Lễ Vu Lan cũng được phát nguồn từ sự tích Tôn Giả Mục Kiền Liên, một trong những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vì thương nhớ người mẹ vắng bóng, nên Ngài đã dùng thần thông tìm khắp các cõi. Thấy mẹ đang bị đọa vào cảnh ngạ quỷ, đói khát và bị hành hạ rất là khổ sở. Ngài liền đem cơm dâng cho mẹ. Nhưng, than ôi! Cơm đưa tới miệng thì bị hóa thành lửa. Ngài rất là đau lòng, vội vàng trở về xin gặp Đức Phật và xin với Phật, một cách thức để cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Mẹ ông vì nghiệp ác quá nặng, một mình ông không thể cứu được, ông hãy nhờ vào oai lực của các chư tăng mười phương, trong ngày rằm tháng bảy”.

Y lời dạy của Phật, Bồ Tát Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ. Phật cũng dạy chúng sanh: “Ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng cần làm theo cách nầy” và từ đó lễ Vu Lan ra đời.

Rằm tháng bảy âm lịch cũng là ngày “Xá Tội Vong Nhân” mà nhân gian gọi nôm na là ngày cúng thí thực, nên người ta sắm lễ vật và rất nhiều thức ăn, hoa quả để cúng dường các Đại Đức, Chư Tăng, Ni để các ngài nhơn danh Tam Bảo mà cầu nguyện cho Cữu Huyền Thất Tổ, thập loại chúng sanh khỏi bị đọa ở cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh... đồng thời cũng thí thực cho những vong hồn đang đói khổ, chưa siêu thoát, không nơi nương tựa không người cúng kiến.

Trong dịp nầy hầu hết các chùa cũng như các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khắp nơi trên thế giới, trong tinh thần từ bi, và vì muốn cứu vớt mang tha lực đến các chúng sanh trong các cõi…mặt khác cũng trang nghiêm cầu siêu cho cha mẹ tổ tiên nhiều đời, nhiều kiếp được siêu thoát.

Ngày Rằm tháng Bảy cũng còn được gọi là ngày Tự Tứ. Vì thể lòng từ bi, nên tất cả các Tăng Ni phải tu học trong ba tháng an cư kiết hạ, kể từ rằm tháng tư cho đến hết rằm tháng bảy, vì thời tiết ở Ấn Độ xưa, ba tháng nầy mưa liên tục, đất rất là ẩm ướt, các loại côn trùng bò lên đầy đường. Tăng Ni đi khất thực sẽ dẫm đạp lên côn trùng, làm chết hại những chúng sanh nhỏ bé và cũng để tự mình tu học, để thấy những sai trái của mình. Đó là việc làm rất hay và hữu ích cho việc tiến tu. Người tu phải giác ngộ nhận lỗi và sửa đổi thì mới thành hành giả tốt. Do đó, Đức Phật rất vui, nên ngày Tự Tứ cũng được gọi là ngày Phật hoan hỷ.

Nhân mùa Vu Lan, chúng tôi xin chia sẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của “Chữ Hiếu” trong tinh thần Tứ Ân, nhớ ơn sanh thành trong ý nghĩa “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, nghĩa sanh thành muôn kiếp khó đáp đền”. Tất cả chúng ta được tác thành sinh mạng trên cõi đời nầy bởi tình yêu thiêng liêng của Tổ Tiên cha mẹ. Các ngài đã tạo nên nền văn hóa nhân bản đầy tình thương, biết thọ ơn nhau để chan hòa trong tình thương đại chúng. Chính những cội rễ văn hóa nhân loài đó đã mang một phương thức đền đáp ân nghĩa sanh thành, dưỡng dục để xây dựng một lối sống cao đẹp ứng xử trong trời đất và trải nghiệm với muôn vàn các mối liên hệ nhau để tồn tại và phát triển và cũng để cùng nhau hướng tâm tu học chuyển hóa thân tâm, thoát khỏi khổ đau.

Nhân mùa báo hiếu, chúng ta hãy cùng nhau thông qua lễ hội Vu Lan để yêu thương nhau, để luôn biết ơn cha mẹ ông bà và luôn hướng về gia đình và hãy luôn nhớ lời dạy vàng ngọc của Đấng Tôn Sư, hầu thấm nhuần bốn đại trọng ân mà Ngài đã ân cần nhắc nhở cho chúng ta, cho tín đồ của Ngài, trong đó có ân đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hành, hy sinh gắng gổ mới mong làm tròn bổn phận của người Học Phật Tu Nhân, đó là: “Ân Tổ Tiên Cha Mẹ”. Hãy cùng nhau tạo phúc lành, cùng nhau hưởng hồng ân của đất trời, để được an trú trong miền đất an lạc, Niết Bàn trong cõi trần nầy vậy.

LÊ YẾN DUNG (Vu Lan Tháng 7 Al/2022)

        --------------------------------------------------------- --------------------------------------                                             

  Vu Lan Nhớ Cha Mẹ

Giữa đêm con thắp đèn dầu,

Cầu cho cha mẹ sống đời để tu.

Ơn cha nghĩa mẹ vô bờ,

Núi cao biển rộng tình người còn hơn.

Mẹ cha lặn lội gian nan,

Hy sinh quên cả thân mình vì con.

Biển đông đà tát cạn mòn,

Thì con mới hiểu tâm hồn mẹ cha.

🌷

Cha một kiếp gian nan ơn sinh tạo,

 Mẹ cả đời không nệ bấy lao đao,

Tát biển đông sao thấu tình cha mẹ,

Vượt non ngàn chưa hiểu nghĩa cù lao.

Lễ Vu Lan nhắc công đức sinh thành,

Mùa báo hiếu nhớ thâm tâm phụ mẫu.

Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc,

Nghĩa cưu mang trọn kiếp chẳng hư hao.

🌷

Cù lao hai đấng Phật nhà,

Thiên thu tình mẹ ơn cha rạng ngời.

Dù đi vô tận phương trời,

Công cha nghĩa mẹ sao dời sao đo.

Trăng khuya trăng rụng trăng mờ,

Vì con cha mẹ bơ thờ nắng mưa.

Cha sang thư thả con nhờ,

Mẹ nghèo con chịu đói no cùng người.

🌷

Cổ thụ, là bóng cha yêu,

Con cái chim bướm bay về tựa nương.

Cha là núi, mẹ là sông,

Các con hiếu thảo biển rừng nhớ trông.

Nghĩa mẹ như biển mênh mông,

Công cha như núi cao vươn ngất trời.

Ơn sinh ơn dưỡng tuyệt vời,

Đức Cha tình Mẹ đời đời khắc ghi.

🌷

Ơn cha mẹ cưu mang tấm bé.

Lo cho con lao nhọc khổ tâm cang.

Mở lòng Bồ tát bao dung,

Dắt dìu con trẻ đoạn trường kinh qua.

Ơn cha bóng xế bôn ba,

Nghĩa mẹ như nước vô bờ chảy tuôn.

Một đời nắng quái mưa suông,

Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào.

🌷

Thêm một chút quả đất mòn thêm chật,

Thiếu mẹ hiền thế gian tràn nước mắt.

Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ,

Mẹ trọn đời dõi theo con từng khắc.

Dẫu đi suốt cuộc đời con chăng nữa,

Vẫn không trọn một câu mẹ ru hát,

Xin cha mẹ thứ tha con vụng dại,

Chỉ ước mong đền đáp tình muôn một,

🌷

Mênh mông lòng mẹ bao la,

Trải dài thành bản tình ca dâng đời.

Một lời, thương lắm mẹ ơi!

Thế thôi, mẹ mãn nguyện rồi, con ngoan.

Mẹ hiển nhiên, quả đất tròn,

Lòng con luôn chứa đất trời thênh thang.

Trong tâm con mãi khắc mang,

Nguyện cầu cha mẹ an khương trên đời.

 ----------------------------------------------------------------------------------------

             🌷 THỨC TỈNH

Cung Kính Tri Ân Đức Từ Bi

QUÁN THẾ ÂM ĐẠI BỒ TÁT bốn lần cứu mạng gia đình chúng con

Con là Lê Yến Dung xin phép kể lại sự linh ứng mầu nhiệm của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã ban cho chúng con, qua bốn lần cứu mạng cho gia đình chúng tôi trong cảnh thập tử nhất sanh. Những câu chuyện cứu độ lạ lùng mầu nhiệm này hoàn toàn chân thật, xin mạn phép lược kể với cái tâm cúng dường dâng lên Phật Bà. Nguyện vọng của chúng con chỉ là chia sẻ về sự mầu nhiệm của Ngài đển các đồng đạo, giúp mọi người được vững đức tin.

Nam Mô Quan Thế Âm Đại Bồ Tát

Chúng con xin đồng kính lễ

•        ** Câu Chuyện Thứ Nhất Được Ngài Cứu Mạng

Mẹ tôi là Nguyễn Ngọc Yến, quê ở Hồng Ngự (Kiến Phong). Bà xuất thân trong gia đình sinh sống bằng nghề làm hãng nước mắm và có tàu biển ở vùng Rạch Sỏi Rạch Giá (Kiên Giang) để phân phối cá cho các hãng nước mắm khắp nơi.

Từ khi theo chồng, ba tôi không cho mẹ đi làm mà chỉ sống bằng kinh phí của ba tôi; nên khi ba tôi đột ngột qua đời, mẹ tôi phải về nương tựa vào sự giúp đỡ của nhà ngoại, để kiếm tiền nuôi chúng tôi vẫn còn trong lứa tuổi dại khờ.

Những cư dân sinh sống ở vùng biển Kiên Giang, Hòn Sơn năm xưa, chắc hẳn còn nhớ trận bão kinh hoàng đã xảy ra vào ngày 19 tháng 6 năm 1977 khiến tàu biển An Khương đã bị đắm chìm trên đường trở về từ Hòn Lại Sơn (Hòn Sơn) đến cửa biển Kinh Cụt Rạch Sỏi (khoảng 55 km). Cơn bão đã giết đi 13 người; chỉ còn sống sót một người duy nhất là mẹ tôi, một người đàn bà đã vào tuổi 50 và cũng không có một chút kinh nghiệm, một chút hiểu biết gì về thiên văn mây nước và những hiện tượng biến đổi của trời biển.

Mẹ tôi kể rằng: Dạo ấy, chú Tài công tên là Tám Lang (kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề) đang xuôi tàu trở về Kinh Cụt (Rạch Sỏi); trời hôm ấy rất là đẹp, mặt biển phẳng lì không một gợn sóng nhỏ; với những kinh nghiệm sẵn có của ông, nên mọi người trên tàu ai nấy đều rất là yên tâm.

Tàu khởi hành vào lúc 4 giờ xế chiều, chạy một lúc khoảng một giờ sau... Bỗng chú Tài công hét lên thật to: “Vào bờ, bão lớn, bão lớn”. Như những người máy, mọi người ai cũng gấp rút lẹ làng làm bổn phận của mình; riêng chú Tài công cũng bắt đầu tăng vận tốc lớn nhất để sớm vào bờ... Chừng mười phút sau; trời bỗng tối sầm lại, gió rít từng cơn, mưa nặng hạt đổ xuống, sóng biển cũng vươn cao, vỗ ầm ầm; tiếng sấm sét càng lúc càng gào thét to hơn như giận dữ, như căm hờn như trút cơn thịnh nộ, thật là ghê rợn. Mọi người trên tàu ai nấy cũng tái mặt lo sợ sự rủi ro, sự bất hạnh đổ xuống đầu mình.

Mẹ tôi ở trong cabin tàu chạy ra, hét to: “Tất cả hãy mặc áo phao vào và cùng nhau cầu cứu với Mẹ Quán Âm Nam Hải”. Bà trở vô cabin tàu vừa lúc ngọn sóng rất to, thật kinh khủng đã ập xuống và nhấn chìm tàu An Khương ngay. Nước tràn ngập rất nhanh, mẹ đã ngụp lặn trong nước, trong màu tối đen phủ trùm cả cabin tàu. Mẹ tôi đã thấy cái chết trong gang tấc; mẹ lấy hết bình tĩnh nguyện cầu: “Xin Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi cứu mạng con, để con được cơ hội nuôi dạy các con thơ”. Mẹ tôi vừa nguyện xong; lập tức, một tia chớp sáng chói, lóe lên từ tiếng sét kinh hoàng ngay cửa ra ngoài của cabin tàu; mẹ lội nhanh đến vệt sáng đó, đẩy cánh cửa cabin, chui lên mặt nước, đúng lúc có một miếng ván to trôi đến, đụng mạnh vào người của mẹ, mẹ giật mình, vội ôm lấy miếng ván ấy ngay và rất ngạc nhiên lại nghe và thấy được tiếng kêu chíu chít của một con chuột màu xám đen đang ướt mem thấy qua làn chớp ẩn hiện; mẹ chợt nhớ ra đây là nắp khoang hầm của tàu An Khương trên miếng ván to mà mẹ vừa ôm được, cố gắng giữ miếng ván cho thật chặt hơn vì có thêm mạng sống của một con vật nhỏ bé đang sợ hải tìm nơi thoát thân?

Tiếng sấm sét vẫn vang rền liên tục...mẹ nghe được tiếng nói của Chú Tám Lang: “Chị ba ơi, chị cố gắng nhe”, tiếng của Tư Sến (con dì bảy): “Dì ba ơi! dì đâu rồi?” Mẹ chỉ hét lớn lên: “Sến ơi! Dì bình an, ôm được miếng ván to, con lại đây với dì”. Mẹ nghĩ: “Mọi người, các cháu ruột và thân nhân quyến thuộc trong tàu ai cũng lo cho mẹ vì mẹ là một người đàn bà duy nhất trong tàu, lại là người lớn tuổi nhất”. Mẹ cố gắng kêu tên từng đứa một thật to, không ai trả lời, mẹ điến hồn lên, lấy bình tĩnh tiếp tục niệm Phật, liên tục niệm Phật, niệm danh hiệu Phật Bà cũng như: “Đức Thầy ơi! Xin Ngài cứu con, cứu tất cả mọi người trên tàu và con chuột nhỏ tí teo nầy”. Thế rồi mẹ buông xuôi cho số mệnh... Bên tai mẹ lại nghe được tiếng nói thì thầm của rất nhiềungười, mẹ lại nghĩ chắc có nhiều tàu bị chìm lúc nầy? Thế nên mẹ bớt lo sợ trong giây phút “thập tử nhất sanh” giữa một màng đêm tâm tối bao la mà sóng biển đang cuồng phong bão táp; đồng thời mẹ cũng cảm nhận như có ai đó đang đẩy miếng ván đi thật nhanh; mẹ thì cố gắng giữ chặt miếng ván ấy, cho mẹ và con chuột đang la hét cầu cứu, một con vật cùng đồng hành trên hành trình tìm sự sống trong vô vọng. Mẹ lại tiếp tục Niệm Phật, vì Đức Giáo Chủ có dạy:

“Lòng sáu chữ nhớ không có ngớt,

Thì nạn tai cũng thoát như không." (Sa Đéc)

Cũng như luôn cầu cứu Mẹ Quan Âm: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát”...Thế rồi mẹ ngất xỉu luôn.

Khi cơn bão qua đi, hơn 48 tiếng đồng hồ sau; có một người đi câu vào lứa tuổi đôi mươi, đã đánh thức mẹ dậy lúc mẹ nằm bất tỉnh sõng soài trên bãi cát của biển Cà Mau, bên cạnh nắp khoang hầm đã vỡ tan thành hai mảnh, không có áo phao, chông chênh trên mặt biển, trôi dạt từ Hòn Lại Sơn tới bãi biển Cà Mau (khoảng 95 km), quần áo bị rách tả tơi, mặt mày và tay chân của mẹ đều bị phỏng, cháy đen.

Nhưng đối với mẹ tôi, thì tai nạn chìm tàu chỉ có khoảng 15 phút trước đó thôi, vì khi mẹ tỉnh dậy lời yêu cầu đầu tiên trong tiếng khóc của mẹ với người thanh niên trẻ ấy: “Cháu làm ơn, bơi thuyền cứu giúp, còn 13 người nữa”.

Người thanh niên trẻ ấy trả lời: “Thưa cô! Cơn bão đã qua đi hơn hai ngày rồi, tất cả những người còn lại, đều đã chết hết rồi”. Mẹ chợt tỉnh ngay và nhớ hết mọi việc đã xảy ra; mẹ đã biết có sự hiện diện cứu độ kịp lúc của Đức Quán Thế Âm; mẹ vội quỳ xuống, hướng về phía đông, chắp tay lên trán lạy tạ Ngài Quán Thế Âm và mẹ cũng đã không quên xoay lưng lại, lạy tạ người thanh niên trẻ ấy đã thoa dầu gió xanh, đắp mền, đốt lửa lấy hơi nóng để cứu sống mẹ. Người thanh niên trẻ ấy choàng tay đỡ mẹ đứng dậy và bảo: “Đó là bổn phận của kẻ làm người, một con vật bị nạn tôi cũng cứu giúp, huống hồ cô là một người đàn bà có tuổi. Và “đây là bát cháo nóng; cô hãy húp đi cho đỡ dạ”. Mẹ vội cầm lấy bát cháo húp lia lịa, miệng luôn nói lời cảm ơn và thắc mắc hỏi: “Ở đây tư bề vắng vẻ sao cháu lại có đầy đủ những thứ cần thiết để cứu cô?”; người thanh niên ấy nói: “Trên ghe của tôi tuy nhỏ nhưng có đầy đủ đồ ăn thức uống cũng như thuốc men, cô cũng may mắn gặp tôi đi ngang qua đây, cũng là hữu duyên cô ạ!”. Nói xong người trai trẻ lấy tiền trong túi áo ra đưa cho mẹ và căn dặn: “Cô hãy cầm lấy ít tiền nầy, để làm lộ phí, và đây là bộ bà ba đen cũ nhưng rất sạch, cô hãy vào lùm cây phía trước mà thay đồ rồi về nhà kẻo hết xe” và người thanh niên lại tiếp tục chỉ tay lên hàng cây đước xanh rờn dày đặc phía trên bãi cát nói: “Sau khi cô thay đồ xong, cô hãy đi theo những cây đước phía trên, đi thẳng tới đường mòn cắt ngang rồi quẹo phải, đi thêm một đỗi nữa mới tới lộ cái để đón xe về”

Sợ không kịp chuyến xe về Rạch sỏi (Rạch giá), mẹ chạy riết lên lùm cây trước mặt ngay; mẹ cố gắng thay áo quần thật nhanh để sớm trở ra; để nói lời tạ từ; nhưng... đã không thấy ai nữa rồi. Mẹ vội vã chạy lại bãi cát: những cành khô vẫn còn ngụt khói bay, mảnh vỡ của nắp khoang hầm cũng như chai dầu gió xanh, bát cháo đã cạn vẫn còn trơ ra đó mà chiếc thuyền câu mang bóng dáng của chàng trai trẻ đã khuất dạng đâu rồi? Hướng mắt nhìn về phía chân trời bao la trước mặt, chỉ thấy một làn sương sớm đang nhạt nhòa nhường cho ánh sáng ló dạng từ hướng đông cùng mùi hương biển tỏa rộng khắp không gian.

Mẹ hít một hơi thật sâu để thưởng thức không khí của một bình minh, một biển bình yên, một biển hiền hòa thần tiên mà quên đi cơn thịnh nộ trời biển, của hai ngày trước đã tạo nên cảnh thê lương táng tài táng mạng cho một gia đình lớn của nhà ngoại. Mẹ thở dài cho kiếp đời vô thường của một con người, của một kiếp nhân sinh…

Một lần nữa mẹ chắp tay lên trán, xin Đức Quán Thế Âm, hộ trì cho người thanh niên trẻ đã cứu mạng mẹ. Mẹ nhanh chân theo hướng chỉ tay ban nãy của người, để kịp đón xe về nhà trước khi trời tối.

Nắng cũng bắt đầu lên cao, tung tăng nhảy múa mừng cho một ngày mới tươi đẹp của Trời đất. Mẹ ràn rụa nước mắt,vừa mừng cho bản thân được cứu sống, lại vừa khóc thật nhiều cho thân nhân quyến thuộc, các đứa cháu ruột của mẹ đã ra đi trong cơn bão tố, ngay lứa tuổi đôi mươi, và cả cho sự an toàn của con chuột tí tẹo (hiện không rõ ra sao) đã chia sẻ hành trình gian nguy cùng với mẹ trên nắp khoan hầm của tàu An Khương.

Hôm ấy mẹ về tới nhà lúc trời nhá nhem tối, căn nhà ba gian ở cửa biển Kinh Cụt, (nhà của dì bảy) là nơi các tàu biển An Khương đổ về đó, để dượng bảy Lũy (chồng của dì thứ bảy) kiểm soát và phân phối đi giao cá cho các hãng nước mắm ở Sài Gòn như: Hồng Lan, Việt Hương, Liên Huỳnh, Hải Sơn.v.v…

Bước vào nhà với gương mặt đen sì, sưng húp, một thân hình cháy đen nhiều vết phỏng nhô cao vì nắng gió của biển; không cần hỏi, mọi người trong nhà đã hiểu sự việc đã xảy ngay đêm bão tố của hai ngày trước mà cả nhà cũng trắng đêm để cầu nguyện. Ai nấy đều hoảng hồn, ôm chầm lấy mẹ và khóc rú lên rất là thê thương, rất là đau xót cho một gia đình lớn đã gặp đại họa, đại tang. Cả xóm biển ở cửa biển Kinh Cụt cùng kéo lại rất đông, chật cứng cả nhà, trong tinh thần chia sẻ nỗi buồn nỗi mất mát thật là lớn lao; kẻ chuẩn bị đi mượn nhiều chiếc Tắc ráng (vỏ lãi), người chạy đi mua xăng để rạng sáng mai, đi tìm xác của 13 người bất hạnh.

Gia đình và láng giềng chia nhau chạy dọc theo bờ biển Kinh Cụt Rạch sỏi (Rạch Giá) tới biển Cà Mau và các hòn đảo lân cận, mong tìm được xác của 13 người đã chết...Cả gia đình lớn bên nhà ngoại cùng với tình yêu thương cùa láng giềng suốt bảy ngày đêm đã chia nhau đi tìm kiếm, nhưng đã không thấy một xác chết nào còn nguyên vẹn và cũng không nhận ra được ai là ai, ngoại trừ những mảnh vỡ của áo quần đã bị sóng biển nổi trôi vào gần bờ? Mẹ rất là đau buồn cùng với các dì khóc nhiều ngày đêm cho cái chết không toàn thây của thân nhân, quyến thuộc.Âu cũng là nghiệp quả của kiếp một nhân sinh.

Sau hai tháng tịnh dưỡng mẹ đã hoàn toàn bình phục về thân xác, tâm cũng khá ổn định, sự việc xảy ra dù có kinh hoàng nhưng tất cả cũng là vô thường, do duyên hợp tan. Mẹ cùng với các chị em ruột là dì bảy Tiến, dì sáu Sen, dì út Hà, các đứa con, đứa cháu của mẹ với rất nhiều gói quà, để khệ nệ mang theo; trở lại bãi biển Cà Mau để tìm lại ân nhân cứu mạng, và cũng để trả lại bộ đồ bà ba đen mà mẹ đã cẩn thận giặt ủi xong và gói thật kỹ trong miếng khăn lụa, để ưu ái trả lại cho ân nhân của mình. Nhưng nơi ấy, bãi biển đó, con đường nhỏ từ bãi biển ra lộ cái của hai tháng trước, mẹ đã len lỏi từng ngõ ngách, khắp cùng xóm trên, xóm dưới; đã không tìm được một chút thông tin nào về người ân nhân đó, không có một ai biết được người thanh niên trẻ ấy là ai, cũng như tung tích của chiếc thuyền câu mái lá với đầy đủ tiện nghi vật dụng đã cứu mạng mẹ???. Mẹ cùng với các người dì đành phải quỳ xuống lạy tạ Ngài Quán Thế Âm; thiết tha xin Ngài hãy ban bố phước lành đến với ân nhân của mẹ là một thanh niên khôi ngô tuấn tú mà mẹ đã không biết tên…

Mẹ cùng với các dì dẫn các con, các cháu quay về trong tiếc nuối không nguôi. Trong thế gian đầy ô trược nầy vẫn còn có những con người “thi ân bất cầu báo”. Họ đã đến rồi đi trong sứ mệnh thiêng liêng nhất, một sự thi ân vô điều kiện đã xuất phát từ lòng nhân ái và lòng từ bi vô lượng.

Trở về nhà, mẹ xin xuống tóc ngay, bắt đầu ăn chay và thường xuyên đến Chùa Thầy (An Hòa Tự) ở Thánh Địa Hòa Hảo để làm công quả, để tụng niệm, để sám hối, để giải nghiệp. Cũng từ đó mẹ tôi đã bỏ nghề cào cá biển luôn và cũng thấy là có lỗi với ba tôi, với Đức Giáo Chủ PGHH, vì đã làm trái lời chỉ dạy và qui tắc của Thầy Tổ, của kẻ tu hiền mà ba mẹ đã cam kết trước đây: “Thi thiết hạnh nguyện của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo” mà ba mẹ đã chọn để tu hiền, khi ba tôi còn sanh tiền. Mẹ cũng nhớ lại lời dạy của Đức Thầy với Ông Cao Bá Hấn: “Ông không nên thọ thực ở các nhà làm ba nghề là hạ bạc, nuôi súc vật và bán thịt súc vật để sinh sống, vì ông sẽ không độ nỗi họ đâu”.

Lời khuyên dạy của Đức Giáo Chủ vẫn còn âm vang trong tâm khảm, nhưng biết phải làm sao để chọn lựa trong nhu cầu cấp bách cho bốn đứa con côi cút không cha của một người đàn bà đơn thân? Thế nên giờ nầy mẹ phải hết lòng sám hối. Đức Huỳnh Giáo Chủ là vị đã nhận năm sắc lệnh của Tây Phương để giáo truyền sanh chúng, trong đó có Sắc lệnh của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát như trong Quyển 3 của SGTV Ngài đã từng thố lộ:

“Quán Âm Nam Hải Phổ Đà,

Cùng Thầy ra lệnh nên Ta giáo truyền.”

Hay là:

“Lịnh Quan Âm dạy biểu Khùng troàn,

Cho bổn đạo rõ nguồn chơn lý.” (Q.2 TVSG)

 

** Câu Chuyện Thứ Hai Được Ngài Cứu Mạng:

Ba tôi ông Lê Hữu Ngãi là một người học thức, có ruộng vườn ở tỉnh Đồng Tháp và đang làm việc cho Pháp... Sau một lần ba được may mắn dự buổi thuyết pháp của Giáo Chủ PGHH vào cuối năm 1945,cũng chính là lúc thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Sài Gòn và các tỉnh Miền Nam. Lúc bấy giờ Đức Giáo Chủ đã phát động phong trào, trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chống Pháp. Ngài còn đào luyện nên hai thành phần bất khuất: Một là thành phần kháng Pháp, hai là thành phần giữ tinh thần “bất hợp tác”. Chính vì vậy nên Ngài cũng kêu gọi những tín đồ đã làm việc cho thực dân Pháp:

Cả kêu kìa hỡi là ai,

Quan trường rời dứt mặt mày chùi lau.

Lui chơn ra khỏi cho mau,

Tìm trong lánh đục tẩu đào mới ngoan.

 (Trích bài Thiên Lý Ca)

- Là con dân đang sống trong một đất nước bị trị và ý thức được sự tồn vong của đất nước, ai ai cũng nhận biết bổn phận và trách nhiệm của mình, nên ba tôi đã hưởng ứng lời khuyên dạy của Giáo Chủ, ông lập tức cùng với một số bè bạn cũng như một số đồng đạo đang làm việc cho Pháp đều từ chức, gây thành một phong trào “bất hợp tác” sâu rộng.

•           Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, ngoài việc đền trả Tứ Ân, cũng phải ân cần tu tập để sớm trở thành người hiền đức, tiến tu đến giải thoát. Ý thức được lời dạy ân cần thiết tha của Giáo Chủ PGHH, nên ba mẹ tôi buông bỏ hết các cơ sở làm ăn liên quan đến sự cấm đoán, qui tắc của tín đồ PGHH; nên song song với thời gian nầy, ba mẹ tôi cũng bán hãng nước mắm sẵn có ở Ấp Thượng Một, Xã Mỹ Lương lại cho dì út Hành(em cô cậu với mẹ) hãng nước mắm nầy đổi tên lại là hãng nước mắm Châu Hương hoạt động cùng với hai hãng nước mắm của hai chị ruột là hãng Hiệp Hương (dì hai Thao), hãng Ngư Hương (dì tư Học).

•           Sau khi bán hãng nước mắm lại cho dì út Hành, ba mẹ sống bằng tiền bán trái xoài hàng năm (Vườn xoài của nội Cai Tổng Lê Văn Vĩnh để lại ở Cù Lao Tây).

Nội Lê văn Vĩnh trước đây là người tu theo Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An; nên mỗi lần về Tân Châu tỉnh Châu Đốc để hội họp nội luôn ghé qua Tây An Cổ Tự để lễ bái.

•        Và nội cũng thường nói với các con của nội:“Mình kém Tu nên kiếp nầy không đội Trời đạp Đất được, ba chỉ mong các con sống tròn nhân đạo, luôn nhớ tới Trời Phật, Ngài Quán Thế Âm thì các con sẽ được an lành” (Theo lời kể lại của ba tôi).

   Mặc dầu nội làm việc cho Pháp nhưng lúc nào nội cũng luôn lo cho đời sống của dân chúng, những tá điền nghèo khổ. Nội cũng luôn luôn quan tâm xin cấp trên của chánh quyền Pháp những phúc lợi cho dân, xin trợ cấp lúa gạo để phát cho dân làng vào những năm tháng bị ngập lụt dân chúng sống trong nghèo đói.

Nội thường lấy Kinh Giảng của Phật Thầy để noi theo, tạo hạnh đức mà cư xử, sống đạo đức hiền hòa. Căn bản là các con của nội phải thuộc lòng bài: Mười Điều Khuyến Tu của Phật Thầy để làm căn bản noi theo di giáo của Phật Thầy.

Ngoài ra ba còn được sự che chở của Đức Ông (thân sinh của Đức Giáo Chủ PGHH). Ba là một trong số bốn Ông Đốc điều hành Trường Trung Học Hòa Hảo, dạy theo chương trình của Sở Văn Hóa PGHH cùng với Ông Dật Sĩ Trần Văn Nhựt, Ông Trần Văn Hậu và Ông Đỗ văn Hiển. Đến năm 1954 thì tường nầy được đổi lại thành trường Trung Học Bán Công Hòa Hảo. Lúc nầy Đức Ông chọn Batôi làm Giáo sư dạy Hán Văn, Lịch Sử, Công Dân Giáo Dục và giao phó làm Tổng Giám Thị cùng với ông Trần văn Nhựt (Dật Sĩ) làm Hiệu Trưởng và đảm trách môn Pháp Văn. Ba còn là Giáo sư của Trường Trung Học Thanh Bình cũng là Hội Trưởng của Ban Trị Sự Giáo Hội PGHH quận Thanh Bình (Kiến Phong), Trường Trung Học Cái Dầu(Châu Đốc). Ngoài ra Ba cũng được đắc cử làm nghị viên Hội Đồng Tỉnh Kiến Phong, Ông cũng là những ứng cử viên sáng giá nhất vào Thượng Nghị Viện của thời Việt Nam Cộng Hòa do Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH và Tổ Đình PGHH đề cử.

Vì sự linh nghiệm của Ngài Quan Thế Âm cho nên mẹ tôi đã không ngần ngại cho chúng tôi vượt biển năm 1981, bà đã không có một lo lắng nào khi tiễn các con xuống tàu. Lúc chia tay mẹ tôi căn dặn thật kỹ lưỡng: “Nhớ niệm Phật và tha thiết xưng danh hiệu của Ngài Quán Âm khi gặp khó khăn nguy hiểm”.

Vâng lời mẹ, trên đường vượt thoát, chị em tôi luôn khấn vái danh hiệu của Mẹ Quán Âm và bảo các người cùng đi chung tàu: “Hãy luôn niệm Phật và luôn cầu cứu Ngài. Ngài sẽ đến và hộ độ cho chúng ta”.Vì thế nên trong suốt sáu ngày từ cửa biển Rạch Giá tới Thái Lan; cả tàu, mọi người đều được bình an và hai bên hông tàu chúng tôi, lúc nào cũng có một đàn cá voi  theo suốt hành trình vượt thoát, đến khi được tàu đánh cá Thái Lan kéo vào bờ thì đàn cá voi đó cũng lặn mất.

Ngước nhìn lên trời cao, xa xa những cụm mây trắng đang chầm chậm trôi về hướng Tây và hình ảnh của Phật Bà thị hiện trong chiếc áo trắng, quyện bay thướt tha trong làn mây xám nhẹ của hoàng hôn. Chúng tôi cùng tất cả những người trên tàu vội quỳ xuống, hướng về nơi Ngài thị hiện chắp tay vào ngực niệm:

“Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm BồTát”.

      

** Câu Chuyện Thứ Ba Được Ngài Cứu Mạng:

Vào mùa hè năm 2009, chúng tôi cùng một nhóm bạn khoảng mười lăm người, kéo Jet Ski đến Hồ Laughlin bang Nevada để tiêu khiển. Hôm ấy trời Laughlin rất là nóng, mới sáng sớm mà đã hơn 80 độ rồi, nên mọi người rất thèm được xuống nước.

Chúng tôi gồm anh chị Anthony Đỗ, vợ chồng anh Long Loan, vợ chồng Thomas Đào, vợ chồng Cao Dương , vợ chồng Anh Micheal Vi Huỳnh. Vợ chồng Calvin Thành.v.v...mỗi người một JetSki chạy quanh bờ hồ, chạy một đỗi khoảng 10 phút sau, tay lái tôi như có ai lôi vào bờ, tôi thả tay ga và bóp thắng cũng không được. Linh cảm có chuyện không lành xảy ra. Tôi lấy hết bình tĩnh cầu cứu Ngài Quán Thế Âm...Tức khắc tôi cảm nhận được: “Có ai đó đã bốc tôi ra khỏi Jet Ski đưa lên cao rồi thả chìm xuống nước” trong lúc chiếc Jet Ski tự đâm vào đá và văng ra thật xa. Mọi người trong đoàn ai nấy đều tái mặt lo sợ sự rủi ro đến với tôi,

Tôi hoảng sợ và quay về ngay sau đó. Ra đến Văn Phòng làm việc của hồ Laughlin để làm thủ tục giấy tờ thì được biết: “Vào tuần trước có một Jet Ski đâm vào đá và người lái chết ngay tại khu vực mà tôi bị tai nạn sáng nay”. Tôi hết hồn và hiểu rằng: “Ngài Quan Thế Âm đã đến kịp lúc tôi cầu cứu Ngài”. Ngài không bỏ sót một ai trong khắp cùng thế gian nhân loài. Bồ Tát Quán Thế Âm có hạnh nguyện rộng lớn vô biên, luôn quán xét những âm thanh kêu cứu của chúng sanh gặp khổ nạn để tầm thanh cứu khổ. 

•        ** Câu Chuyên Thứ Tư Cũng Được Ngài Quan Âm Cứu.

Tôi có một nhà hàng chuyên phục vụ cho tiệc cưới ở Đường 17 Thành Phố Santa Ana có sức chứa khoảng 430 người. Làm ăn rất là khấm khá, lúc nào nhà hàng tôi cũng được order trước một năm...

Thường tôi ít khi xuống bếp, chỉ lo tổng quát và kiểm soát trong lúc có tiệc. Một hôm vào ngày thứ bảy tháng 6 của năm 2011, tôi xuống bếp để giúp nhà bếp (vì có một nhân công bị bệnh). Vừa bước vào cửa bếp chợt bắt gặp người bếp trưởng (chef cook) đang giơ tay vạt đầu con tôm hùm rất to, chợt thấy được hai cái càng to khủng của nó giơ cao lên và chập vào nhau, rồi thả xuống; bỗng nhiên tôi cảm thấy đau ở trong lòng, cảm giác như nó đang van lạy tôi (không biết vì phản xạ tự nhiên của con tôm to trước khi chết hay là vì có dự phần tâm linh trong đó?) mà sao tôi buồn quá, cảm thấy ray rứt ở trong lòng; tôi sát sanh chăng?

Tôi chán nản, không muốn làm gì nữa, liền lái xe về nhà nghỉ ngơi, trên đường về, đầu óc vẩn vơ, suy nghĩ đến con tôm bị vạt đầu và những tiệc cưới hằng tuần, hằng tháng hằng năm mà đã hơn 5 năm hành nghề tôi đã giết hại hết bao nhiêu sanh linh bé nhỏ để mà sinh sống? Và tôi cũng nhớ tới gia đình bên ngoại và mẹ tôi là những người sinh sống bằng nghề làm hãng nước mắm, đánh cá biển và vụ chìm tàu mẹ đã được Ngài Quán Âm cứu mạng năm xưa? Và tôi cũng chợt nhớ tới lời dạy của mẹ tôi: “Cuộc đời của chúng ta rồi đây sẽ không còn gì, chỉ còn một tình thương để mang theo”, đúng như lời mẹ nói, chúng ta có bươn bả tới đâu cho cuộc sống và có rất nhiều tiền chăng nữa, khi nhắm mắt thì chúng ta chẳng có mang theo được gì, duy chỉ có mang theo nghiệp hoặc phước mà thôi? Chữ tình thương của mẹ dạy bao la quá, thâm thúy vô cùng; chỉ có tình thương chúng ta mới tha thứ lẫn nhau khi nóng giận, chỉ có tình thương chúng ta mới dẹp được tính tham lam ích kỷ nhỏ nhoi để mà luôn giúp đỡ lẫn nhau trong tình đồng bào dân tộc, chỉ có tình thương chúng ta mới không mang đến phiền muộn cho kẻ khác nhất là đối với những loài vật nhỏ bé; trời sanh nó ra với đời sống ngắn ngủi, nó cũng biết đau đớn và biết sợ sự sống còn, không có lý nào chúng ta lại hủy mạng của chúng để sinh nhai? Tôi rùng mình...

Chúng ta hãy thấy Tình Thương của Của Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo:

Lòng thương lê thứ đáo Ta bà,

Thừa chuyển pháp luân dụng khuyến ca.

Cảnh tỉnh người mê về cõi ngộ,

Dạy răn kẻ tục vượt nê hà. (Chuyển Pháp-Luân TVSG)

Cũng như:

Ta đã đa mang một khối tình,

Dường như thệ hải với sơn minh.

Tình yêu mà chẳng riêng ai cả,

Yêu khắp nhân loài lẫn chúng sinh. (Tình Yêu, TVSG)

Vì lòng yêu thương rộng lớn của mà Đức Giáo Chủ PGHH đã rời cõi thường trụ Niết Bàn xuống cõi trần đầy ô trược để chịu muôn ngàn đắng cay, thiệt thòi để quyết đem con đường giải khổ cho sanh chúng. Đó là tâm từ bi là tâm yêu thương của vị cứu đời.

Mãi suy nghĩ lung tung, chạy ngang qua cầu (Santa Ana River) tới đường English, bỗng có một xe vượt đèn đỏ, tôi không thắng kịp, chỉ kịp van vái Ngài Quán Thế âm xin hãy cứu chúng tôi (tôi và xe đối phương). Nhưng đã không kịp nữa rồi, tích tắc xe tôi đâm thẳng vào xe đối phương, sức tông quá mạnh, nên họ bị kẹt trong xe, phải nhờ xe cứu thương và dùng cưa cắt cửa xe mới đem họ ra, riêng tôi bị đau chân bên phải một chút vì bị va mạnh vô cần số. Tôi cảm thấy đau đớn ở trong lòng, dù rằng không phải lỗi của tôi, nhưng dù sao đi nữa tôi cũng là người kịp lúc để tạo ra tai nạn nầy, để họ bị tàn phế suốt đời. Chỉ có một phút thôi mà người đó đã thay đổi vận mệnh cả một đời người? Tôi vô cùng hối hận.

Tôi nhớ lời của Đức Giáo Chủ PGHH:

“Ta bà khổ Ta bà lắm khổ” (Q.5 TVGL).

Sau lần nầy, đã ba lần đại nạn đến với bản thân, và vụ chìm tàu của mẹ, chúng tôi đều được Ngài Quan Thế Âm cứu mạng...Trong đời sống hàng ngày tôi cùng gia đình có khi gặp những chướng duyên, tôi đều van vái danh hiệu của Ngài, nhứt nhứt việc nhỏ hoặc lớn, tôi cũng đều được sự phù hộ của Ngài.

Mẹ tôi thường dạy các con: Hãy sống tốt, hành thập thiện, tránh xa Tám Điều Răn Cấm của Đức Giáo Chủ PGHH, tâm luôn từ bi, niệm Lục Tự Di Đà cầu mong cõi Tịnh độ:

“Tịnh độ vui Tịnh độ nhàn vui” (Q.5 TVGL).

Đức Giáo Chủ cũng luôn ân cần nhắc nhở để mọi tín đồ của Ngài được trọn lành trọn sáng, để chuẩn bị cho một Thượng Nguơn Thánh Đức; thoát khỏi Ta bà khổ đau chồng chất...

Khá nhiều năm trôi qua, sống xứ người với nhiều thăng trầm nghiệt ngã ở cõi đời nầy, không ai tránh khỏi những tai nàn và luôn gặp những rắc rối nan giải, nhiều lao khổ, chúng ta đều cũng được thoát khỏi, đó cũng nhờ vào công năng tu niệm, luôn nhớ danh hiệu của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát và cũng nhờ vào công năng niệm Lục Tự Di Đà mà Đức Giáo Chủ PGHH đã luôn khuyến tấn cho tín đồ của Ngài; Ngài cũng đã khẳng định trong Quyển 2 Thi Văn Giáo Lý:

“Chữ Lục Tự trì tâm bất viễn,

Thì cơn nguy có kẻ cứu mình”.

Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát thệ nguyện sâu rộng không ngần, tâm từ bi quảng đại vô biên, Ngài luôn thị hiện trong mười phương thế giới, tùy duyên, tầm thinh cứu khổ, độ cho tất cả chúng sanh thoát khỏi vòng khổ não, thế nên chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu của Ngài, đều được Ngài cứu độ.

Nam Mô Quán Thế Âm BồTát Ma Ha Tát

Cẩn bút: LÊ YẾN DUNG

 -------------------------------------------------------------------------------------------------

GRATITUDE

TO OUR DIVINE MOTHER

Vu-Lan Festival, 2022 

(English Section)

VU LAN FESTIVAL,

FILIAL PIETY SEASON

Origins and Popularity

 

The meaningful Vu Lan festival is officially held on Vietnam's 7th day of the 7th lunar month. Countries like China, Korea, Japan, etc., celebrate this holiday similarly. To the Buddhist world, it's the Festival of the Souls celebrated in the 7th lunar month in many Asian cultures to honor those who have passed away.

In Vietnam, Vu Lan Festival, or Vu Lan Bon, is a typical traditional event hailed as the ceremony of filial piety by Vietnamese families, especially Buddhists. The lords of the temple or at home all sacrificed Vu Lan to pay filial piety to commemorate the ancestors' merits, especially the two parents. Vu Lan festival is also known as the Amnesty ceremony of the Spirits without a place to live - called the Wild Ghost.

Vietnamese Mother's Day is also recognized on the 7th day of the 7th lunar month every year. Although it comes from Buddhism, since Vietnam is a predominantly Buddhist country (about 90%), in the not too distant future, Vu Lan's filial piety ceremony may soon be recognized as a high-level cultural festival in Vietnam.

Where does this popular traditionl festival come from? 

SUTRA YALANPEN – THE STORY OF MUC KIEN LIEN SAVING HIS MOTHER

Originally, Vu Lan was a Buddhist festival called Ghost Festival. The origin story of the modern Ghost Festival ultimately dates back to ancient India, rooted in the Mahayana scriptures known as the Yulanpen Sutra.

The Yulanpen Sutra, also known as the Ullambana Sutra (Vietnamese: Kinh Vu Lan Bon), is a Mahayana sutra related to filial piety. The sutra was translated from an Indian language by Dharmaraka between 265-311 AD and titled: 'The Buddha Speaks the Yulanpen Sutra.' The sutra recorded events after one of Shakyamuni Buddha's disciples, Muc Kien Lien (Pali: Moggallana - Sanskrit: Maudgalyayana), obtained the supernatural eyes (Abhijñā) and used his newfound powers to search for deceased parents. Finally, Muc Kien Lien found his mother in the world of the hungry ghosts.

When Muc Kien Lien discovered that his dead mother was starving and miserable, he tried to help her by giving her a bowl of rice. Unfortunately, she couldn't eat the rice as it turned into burning coals. Then Muc Kien Lien begged the Buddha to help him. The Buddha explained how one could assist one's present and deceased parents in this life. One's virtue for seven lifetimes by willingly offering food to the sangha or community of monks during Pravarana (end of Monsoon or Vassa), whereby the monastic community transfers merit to deceased parents. From the Buddha's teachings to Muc Kien Lien, thanks to the power of the monks, he saved his mother's birth to the realm of the gods.

From then on, the monks who practiced everywhere often went into meditation and penetrated all kinds of worlds to save sentient beings. I think experiencing the Buddha's teachings in our own spiritual life is the most effective way to protect people from the realm of suffering and live in the eternal world of immortality. With such an achievement, we can repay the four deep and heavy graces in the season of Vu Lan Gratitude.

 UNIVERSAL POPULARITY OF VU LAN FESTIVAL

After Vu Lan Bon sutra was introduced to China, Emperor Luong Vu was the first king to ordain and the first person to worship Vu Lan Bon in 538. Then this ceremony was spread throughout China and then passed to Vietnam. According to Ngo Si Lien's Dai Viet Historical Records, the Vu Lan Bon festival was introduced to our country very early. In 1072, King Ly Nhan Tong once set up a son to pray for his parents. Then, over time, the Vu Lan gradually became a lavish ceremony.

Those who study Theravada Buddhism talk about Vu Lan related to the stories of the Buddha's teachings and his disciples when explaining the soul, rebirth, etc. Since then, stories about salvation, reincarnation, ghosts, and forgiveness of the dead (Petavatthu) have been circulated in many Asian countries such as Cambodia, Laos, Thailand, Sri Lanka, Singapore, Malaysia, etc. These stories are not related to the story of Muc Kien Lien. Therefore, these countries also hold the Hungry Ghost Festival/Ghost Festival every year, but it does not mean the season of filial piety like in Vietnam.

No matter what, the Vu Lan Bon Sutra and the story of Bodhisattva Muc Kien Lien's filial piety are a Buddhist classic, a lesson to be cherished, and a cultural custom worthy of being passed down and maintained in life.

Vietnamese have traditionally combined both festivals in July, the season of Vu Lan's filial piety and the month of the soul. Every temple has an entire festival and proper rituals on the full moon of the seventh month. They offer alms, pray for supplication and peace, free living beings, and joyfully make offerings. July AL is also the last month of the retreat season of Buddhist monks, so monks and nuns gather at the temple. Many pagodas are now even more creative than before. They organize art, singing, dancing, and new ancient music in July. Some pagodas also invite the Monks to organize Dharma lectures, talks, fasting, chanting, and pilgrimage.

The story of going to the temple to pray for parents, grandparents, and ancestors, to show filial piety, to show gratitude, and to pay filial piety to parents, is so clear and precious. But there is also the matter of giving alms, worshiping the soul, stopping trading, going on strike for work, abstaining from food, fearing bad luck, and fearing offending. Sometimes when I go back to my hometown to go to the temple and worship, I see many strange conflicts. But thinking back, it is also a specific culture and faith of people.

NIEM PHAT DUONG collection

GRATITUDE SEASON,

Reflection on the Parental Merits

Every autumn, the yellow leaves, the dead leaves, fall off in the wind, like the echoes of the final lament, washed away into the impermanent law of the universe, then blended with dust, immersed in the fog smoke of time.

I suddenly remembered the coming Vu Lan season, quickly put a white rose on my chest and felt a pain in my heart. I am looking at the white mourning flower petals attached to my chest. Due to heavy karma and thin blessings, the children get the “early absence of a gentle mother.” Now, the rest of my life will have to wander lost. I walk all over the deep cave and narrow alley to find the shadow of profound love in my mind: the existence of my ancestors, my grandparents, and even my parents, inherently circled in the bloodline. The deep root of true love, deeply imprinted in our minds, always reminds us of the merits of creating the “life” for the children born in this world. It is a profoundly humane tradition of loving and being indebted to one’s ancestors, grandparents, and parents. That is the first of the four great gratitude that the Virtuous Master has graciously reminded us of as:

“We were born into the world to have a body to function from childhood to adulthood, enough wisdom; during those many years, our parents endured so much hardship. Our parents are born thanks to our ancestors, so when we are grateful to our parents, we also must be thankful to our ancestors.

If we want to repay our parents, when they are still in life, if they teach us good things, we should try to obey them diligently, don’t be distracted and bother them. If our parents do something wrong and unethical, we try our best to dissuade them. Otherwise, we need to bring up the family, take care of our parents from hunger, sickness, and disease, create harmony among brothers and sisters, create happiness for the family, and make parents happy and satisfied. Pray for your parents to enjoy the blessings of life. When our parents have passed away, practice and pray for the soul to be super-elevated in the Buddha realm, to escape the ongoing rebirth.

As for our ancestors’ gratitude, we should not do anything terrible, humiliating the big family. If our ancestors did something wrong and caused pain and harm to our children and grandchildren, we must resolve to cultivate and make sacrifices. Our life is to do righteous things, clean up the ancestral house.”

The heavy gratitude of parents can be combined into the sweetest, most wonderful lines of poetry. Filial piety is considered the most beautiful and appreciated virtue; no pen and ink could say all the heavy merits of our parents.

We must understand the heavenly merits of our parents so that we can know to be close to love and take care of them when they are still alive. Don’t wait because impermanence will come of a sudden. Don’t let regrets; don’t let a dark tomorrow cover our filial piety that has not yet been reciprocated. Virtuous Master also often reminds in the Third Book of Oracles:

“If anyone knows the word of religious practice,

When your parents are still alive, let’s feed them.

Don’t disregard them and leave them alone without care,

Shouting at your father and mother disrespectfully.

Treating them with piety, humbleness, and high regard,

Please your parents; then, you are a good person.

More than two thousand years ago, when the Buddha was still alive, he encountered a pile of dry bones on one of his travels and stopped paying homage. His Disciple Ananda immediately asked the Buddha why he had to pay tribute to the “heap of dry bones.” The Buddha taught: “This pile of dry bones is either the ancestors of previous generations or our parents for many generations, so we have to pay respects wholeheartedly.”

The Buddha also taught: Parental kindness is impossible to repay; even if the children showed filial piety by cutting flesh and skin to offer to parents when they were hungry and thirsty; and even if they burned their bodies to make offerings to the Buddhas, they could not repay their parents’ gratitude.

In addition to keeping filial piety with parents, the Buddha also taught: Because of our duty as children, we must also know how to encourage parents to practice wholesomeness. We also need to do things that benefit everyone, such as giving alms and always showing to promote the idea of filial piety to everyone. Buddhism is also called the Way of Gratitude. We should know that there is nothing happier than when we still carry the petals of a red rose on our chest. The existence of parents in the family is similar to the presence of angels. If we still have our father and mother with us, we are still the paradise of life, still living a good tomorrow; because: “On thousands of difficult roads to reach the awakening side. The parents are the bright stars of the vast universe to guide our lives on the path of goodness. The filial piety is the first conduct for sentient beings to enter the Buddha realm.”

Piety is the root which is the fundamental first step to behaving humanely. As human beings, we should carry over and respect grandparents, parents, and ethnic minorities. Anyone who can’t do those basic things will not be a good person in society. We have absorbed the basic teachings of the Buddha, so we must understand this principle: “Ultimately good is filial, ultimate evil is unfilial.”

There is nothing better than keeping the mind of filial piety. Let’s admire the untouched beauty of the velvet rose. The reminiscence of the one who has been born for long, hard work life, then sacrificed for us.

Wearing the symbolic rose on your chest is a beautiful custom Zen Master Thich Nhat Hanh initiated, choosing the rose as a symbol for Vu Lan, the annual Buddhist Mother’s Day. He also reminded us to access the humanistic educational meanings of the people’s culture: “When drinking water, remember the source.”

This thought reflects the concept of the Four Gratitude, which 83 years ago, the Master reminded each of us a profound lesson about the sacred word filial piety and the duty to fulfill the responsibility of a son. That’s why Hoa Hao Buddhist followers never forget the golden words of the Master in the oracle book of the poem Liberation Nine Generations:

“Reaching to attain the Way to save Nine Generations

Escaping from the tainted place to the fairy scene.

Thank you for your hard work and creativity.

You give me a physical body to study the mystical sphere.”

And more than that, Hoa Hao Buddhists also memorized them by heart so they could practice and implement His teachings in Book Three of the Book of Oracles and Poetry:

“I pray to save the Ancestors,

With the red blood falling.

I am praying for parents to rest in peace.

The king of water and earth would respond soon.”

Vu Lan festival is also derived from the story of Venerable Muc Kien Lien, one of the great disciples of Buddha Shakyamuni. Because he missed his absent mother, he used magical powers to search all the realms. Seeing my mother falling into the realm of hungry ghosts, hungry and tortured, is very miserable. He immediately brought rice to his mother. But, alas! When the rice is brought to the mouth, it turns into fire. He was very heartbroken and rushed back to see the Buddha and asked the Buddha for a way to save his mother. Buddha taught that: “Your mother’s evil karma is too heavy, you alone cannot save it, you should rely on the power of the monks of the ten directions, on the full moon day of the seventh month.”

Following the Buddha’s teachings, Bodhisattva Muc Kien Lien saved his mother. Buddha also taught sentient beings: “Whoever wants to pay filial piety to their parents should also do it this way,” From there, the Vu Lan festival was born.

The full moon of the seventh month of the lunar calendar is also the day of “Apologizing for the Dead,” which people roughly call the day of almsgiving, so people buy gifts and a lot of food and fruit to make offerings to the great virtues, monks, and nuns. The nuns let them pray in the name of the Three Jewels for the Cuu Huyen Seven Patriarchs, the ten kinds of sentient beings from falling into the hells, hungry ghosts, and animals, and also give food to the hungry souls. They have not yet been liberated, no refuge, no worshipers.

During this season, most pagodas, as well as Hoa Hao Buddhist followers around the world, celebrate in the spirit of compassion. They want to save and bring other forces to sentient beings in other realms. On the other hand, they solemnly pray for parents and ancestors for many generations, many lives to be transcended.

The full moon day of July is also known as “Tứ Tự” or Monastic Recluse Season. That ancient practice was based on compassion; all monks and nuns had to practice for three months in retreat, from the full moon of April to the end of the full moon of July; because of the lousy weather in ancient India, these three months rained continuously. The ground was very wet, and insects crawled up the road. Monks and nuns went for alms and would trample on insects and kill and harm tiny living beings. They also cultivated themselves to see and correct their mistakes. It is an excellent and valuable job for spiritual advancement. The practitioners should realize their errors and restore them to become good. Therefore, Buddha was pleased, so Tứ Tự day is also called Buddha’s day of joy.

On the occasion of the Vu Lan season, we would like to share the meaning and importance of “Filial Piety” in the spirit of Four Gratitude. We should remember the gratitude of birth: “Thanks for raising me to become a wise person. The gratitude of giving life is impossible to repay into eternity.”

We are all created life in this world by the divine love of our ancestors and parents. They have created a human culture full of love, grateful for each other to be in harmony with the masses of love. It is these human cultural roots that have brought a way to repay the grace of birth, nurture to build a noble lifestyle, behave in heaven and earth, and experience with countless relationships to survive. And develop and also direct the mind together to learn to transform body and mind, to get rid of suffering.

In the season of filial piety, let’s go through the Vu Lan festival together to love each other, always be grateful to our parents and grandparents, and always look forward to the family. We should never forget the golden teachings of the Virtuous Master, to “absorb” the Four Great Gratitude that he has graciously reminded his followers. We need to practice the first grace, sacrifice and strive to fulfill our duties as Buddhist learners. That is: “Tu Nhan” means: “Respect Ancestors and Parents.” Let’s create blessings together, and enjoy the benefits of heaven and earth together so we can live in a peaceful land, Nirvana.

LÊ YẾN DUNG (Vu Lan, the 7th lunar month, 2022)

-----------------------------------------------------------------------------

 🌷🌷VU LAN, I miss my Parents!🌷

In the middle of the night, I light an oil lamp,

Pray for my parents to live a long life to practice.

Father’s and mother’s gratitude is boundless,

High mountains and the vast ocean cannot compare to it.
Mother and father go through many hardships,

They were sacrificing themselves for their children’s sakes.

The East Sea has dried up,

 Only then will I understand the heart of my parents.

🌷

Father, a life of complex works to produce and carry on,

Mother has struggled all her life offhandedly,

Draining the eastern sea, we still don’t fathom parental love,

Subduing high mountains, we can’t read such love’s meaning.

Vu Lan festival reminds us of the merits of giving life,

The season of filial piety remembering the parents’ hearts.

The gift of upbringing a being I engrave deeply,

The gratitude for carrying on existence will never change.

🌷

The Parents can refer to the two Buddhas at home,

Everlastingly, mother’s love, father’s benevolence, is radiant.

Though going to the endless sky,

The parental lovingness can’t be changed, can’t be moved.

The moon is late in the night; the moon is falling; the moon is dim,

Because of their children, parents ignore the sun and rain.

A father is well off; his children can feel easy and relaxed,

A poor mother, then her children share her fate, though hungry or full.

🌷

An ancient tree, the shadow of a father’s love,

Birds and butterflies fly back to the refuge.

Father is the mountain; mother is the river,

Filial children from the sea and forest, remember to look back.

Mother’s love is like the immense sea,

Father’s clemency is like a high mountain reaching the sky.

The gratitude for your wonderful raising up,

Father’s virtue and mother’s compassion are forever engraved.

🌷

Thank you, parents, for taking care of us from infancy,

Worry about your children from the bottom of your heart.

Open the Bodhisattva’s mind to be tolerant,

Lead your children through the passage of the suffering.

Thank you, father! You take hard work from dawn to sunset,

Thank you, mother! Your gratitude is like boundless water flowing.

A life of hazy sunshine and sprinkling rain,

Raise your children to grow up with abundant love.

🌷

Add a little more; this worn earth will be narrower,

Without a kind mother, the world is full of tears.

Even though you grow up, you are still your mother’s child.

Your mother watched over you every moment of your life.

Even if you go through your life till the end,

It still could not complete a lullaby mother sings,

Parents! Please forgive me for being clumsy,

I only wish to repay the eternal love,

🌷

The vastness of the mother’s heart,

Stretched into a love song dedicated to life.

One word, dear mother! How I love you!

That’s it, I’m satisfied, my good child.

Mother is so apparent like the earth is round,

My heart always contains the vast heaven and earth.

Forever engraved in my heart,

A prayer for my parents’ peace in the world.

 -------------------------------------------------------------------------

🌷 THUC TINH

Respectfully Grateful for Compassion

of KWAN-YIN LADY BUDDHA

saving our family’s lives four times

 

🌷My name is Le Yen Dung; I would like to tell you about the astounding miracles that Kwan-Yin (Avalokitesvara) Maha-Bodhisattva gave us four times by saving lives for our family in the moment of death. These miraculous salvation stories are entirely accurate; please allow Mother to summarize them with all my heart as offerings to Buddha. I wish only to share Her miracles with fellow believers, helping everyone have faith.

🌷Namo Kwan-Yin Maha-Bodhisattva

Together we humbly pay homage. 

**The First Story Of Kwan-Yin Saving Life.

 My mother was Nguyen Ngoc Yen, who lived in Hong Ngu (Kien Phong). Mother came from a well-off family that made a living as owners of a fish sauce company and owned ships in Rach Soi Rach Gia (Kien Giang) to distribute fish to fish-sauce companies everywhere.

Since my mother followed her husband, my father did not let her work but only lived on my father’s funds. So, when my father suddenly passed away, my mother had to go back to rely on the help of my grandmother to earn money to support us; we were still in a green age.

Residents living in the waters of Kien Giang and Hon Son in the past remembered the terrible storm that happened on June 19, 1977. It caused the An Khuong seagoing ship to be sunk on the way back from Hon Lai Son (Hon Son) to Kinh Cut Rach Soi estuary (about 55 km). The storm killed 13 people on the boat; The only survivor was my mother, a woman in her 50s who had no experience or knowledge about astronomical clouds and water and the changing phenomena of the sky and sea.

My mother recounted: At that time, the boatmen chief named Tam Lang (with more than 30 years of experience in the profession) was sailing back to Kinh Cut (Rach Soi). That day’s weather was gorgeous; the sea surface was flat without a single ripple. With his experience, everyone on board was very reassured.

The boat departed at 4 pm, ran for a while about an hour later... Suddenly, the driver shouted: “Ashore, big storm, big storm.” Like robots, everyone rushed to do their duty; the driver also started to increase the maximum speed to get to the shore soon. About ten minutes later, the sky suddenly darkened, the wind whistled in gusts, the heavy rain fell, and the waves of the sea also rose and pounded; the thunder roared louder and louder like anger, like hatred pouring outrage; it was horrible. Everyone on the ship was pale, afraid of the risk, the misfortune that fell on their heads.

My mother in the ship’s cabin ran out, shouting: “All put on life jackets and pray together to Mother Buddha Kwan-yin of the South Sea.” She returned to the ship’s cabin just as the vast, terrible wave crashed and sank the An Khuong ship immediately. The water filled up very quickly, and my mother was submerged in the water, in the black color that covered the whole cabin. Seeing death close by, my mother calmed down and prayed: “May Bodhisattva Kwan-Yin compassionately save my life so that I can have the opportunity to raise my children.”

Mother had just finished praying; immediately, a bright flash of lightning flashed from the terrifying thunderbolt at the outer door of the ship’s cabin. Mom waded quickly to that light, pushed the cabin door, and got on the water’s surface; just in time, a big board drifted and bumped into her body. She was startled, quickly grabbed the board, and suddenly, through the flickering lightning, she saw and heard the squeak of a wet, dark gray rat. Mom suddenly remembered that this was the hatch cover of the An Khuong ship she had just hugged, trying to hold the board tighter because there was another life of a small animal afraid of the sea to find a place to escape with her.

The thunder still rumbled continuously. Mother heard the voice of Uncle Tam Lang: “Sister Ba, try hard.” The voice of Tu Sen (Auntie Bay’s son): “Aunt Ba! Where’s auntie?” Mom shouted: “Sen! Auntie is safe, holding a big board; I’ll go with you.” Mother thought: “Everybody, grandchildren, and relatives on the ship are all worried about Mother because I am the only woman on the ship and the oldest.” She tried to call out each child’s name loudly, but no one answered. She went crazy, then calmed down, continued reciting Buddha’s name, repeated Lady Buddha’s name, and prayed: “O Virtuous Master! Please save me. Save all people sailing with Mother on this boat and this tiny mouse!”

Then she surrendered to fate... In her ears, she heard the whispering voices of many people, and she thought that many ships would be sunk at this time. So my mother is less agitated. She also felt as if someone was pushing the board away quickly; she tried to hold onto that board for herself and also for the screeching mouse for help, her only animal companion on the desperate journey to find life. Mother continued to recite Buddha’s name because the Master taught:

“Remember in the heart of six words without ceasing,

Then the accident also escaped like nothing".

(Sa Dec)

Like always asking for help from Mother Kwan-Yin: “Namo Great Compassionate Rescuer Kwan-Yin Bodhisattva”... Then my mother fainted.

When the storm passed, more than 48 hours later, a fisherman in his twenties woke his mother up while lying unconscious on the beach of Ca Mau beach; next to the hatch cover was broken into two pieces, without a life jacket, unsteady. On the sea surface, drifting from Hon Lai Son to Ca Mau beach (about 95 km), clothes were torn and tattered, and my mother’s face, hands, and feet were all burned and burned. But for my mother, the shipwreck was only about 15 minutes before, because when she woke up, the first request her mother’s cry to that young man: “Please, swim to the rescue. Help, there are thirteen people left.”

The young man replied: “Ma’am! It’s been more than two days since the storm has passed, and everyone else is dead.” Mother suddenly woke up and remembered everything that had happened. She realized the timely saving presence of Kwan-Yin Bodhisattva; Mother hurriedly knelt, facing east, and clasped her hands on her forehead to thank Kwan-Yin. Mother did not forget to turn her back, thank the young man for applying the green medical oil, covering her in blankets, and burning fire to get heat to save her life. The young man put his arm around Mother to help her get up and said: “It is the duty of a human being; an animal in distress I also help, let alone an older lady. Then he added: “This is a bowl of hot porridge; Please suck it up to help yourself.”

Mother quickly grabbed the bowl of porridge, constantly repeating thank you and asking a few questions: “Here, it’s deserted; how do you have all the necessary things to save me?” The young man said: “My boat is small but full of food, drink, and medicine; you are lucky to meet me passing here; it’s also a grace!” The young man took money out of his pocket, gave it to Mother, and told her: “Take some of this money to make a toll. And this is old but very clean black clothing. You can go to the grove upfront, change your clothes and then go home, or the bus will run out.” The young man continued to point at the dense green mangrove trees above the sand and said: “After you change your clothes, follow the mangroves to the front. Above, go straight to the crossroads and then turn right, go a little further to get to the main road to pick up the bus.”

Afraid of not being able to catch the bus to Rach Cobble (Rach Gia), Mother ran up to the grove in front of her right away. She tried to change her clothes quickly so she could get out soon, to say goodbye but hadn’t seen anyone anymore. Mother hurriedly ran to the sand: the dry branches were still smoking, the fragments of the hatch cover as well as the green oil bottle, the empty bowl of porridge was still there, but the fishing boat carried the silhouette of the young man had disappeared. Looking towards the vast horizon in front of her, she saw only a faint morning mist giving way to the light emerging from the east and the scent of the sea spreading throughout the space.

Mother took a deep breath to enjoy the atmosphere of dawn, a sea of peace, a sea of gentleness and fairy, forgetting about the wrath of the sky and the sea, which two days ago created a tragic scene of mourning for the big family of grandmother. Mother sighed for the impermanent life of a human being, of human life...

Once again, Mother put her clasp hands on her forehead, asking Kwan-Yin Bodhisattva to protect the young man who saved her life. She quickly followed the direction given by the man just now, in time to catch the bus home before it got dark.

The sun also began to rise, and the lightning was jumping and dancing to celebrate a beautiful new day of Heaven and Earth. Mother shed tears, was happy to be saved, and cried for her family and relatives. Mother's nephews passed away in a storm in their twenties. She also prayed for the safety of the little mouse (for now, it's unclear) that shared a perilous journey with her on the hatch cover of the An Khuong ship.

That day Mother came home at dusk. Her three-room house at the mouth of Kinh Cut beach (the place of Aunt Bay) is where the An Khuong ocean-going ships flocked there, leaving Uncle Bay to control and distribute fish to fish-sauce companies in Saigon, such as Hong Lan, Viet Huong, Lien Huynh, Hai Son, etc.

Mother entered the house with a blackish and puffy face, a blackened body with many burns protruding from the sun and wind of the sea. Without asking, everyone in the house understood what happened on a stormy night two days ago, but the whole family spent all night praying. Everyone panicked, hugged Mother, and cried out very pitifully, sad for a large family that had met with great disaster and mourning. The whole neighborhood at the Kinh Cut estuary pulled together, very crowded, packed with the entire family; in the spirit of sharing sadness, the loss was significant. Someone was about to borrow many Tac Rang (small motorboats, also called “shell”), and another ran to buy gasoline for tomorrow morning’s trips, looking for the bodies of thirteen unfortunate people.

My family and neighbors split up and ran along Kinh Cut Rach Soi (Rach Gia) coast to Ca Mau beach and neighboring islands, hoping to find the bodies of thirteen lost people. The big family of my grandmother’s side got together with the love of their neighbors. They spent seven days and nights searching but did not find a single corpse intact and did not recognize who it was, except for fragments of clothes that had been destroyed by ocean waves floating near the shore. My Mother was deeply sorrowful, with my aunts crying for many days and nights for the incomplete bodies of relatives and friends. That was mere karma of human life...

After two months of recovery, Mother has wholly recovered in body and mind and was also relatively stable. Even though the incident was terrifying, it was all impermanent due to the dissolution of the relationship. Mother, along with her siblings Aunt Seven Tien, Aunt Six Sen, and youngest aunt Ha, with her children and nephews, carrying lots of gift packages, got back to Ca Mau beach to find the saving life benefactor. She also brought the black cotton outfit carefully washed and wrapped in a silk scarf to return it to her benefactor. That place, that beach, that small trail from the beach to the road of two months ago, now Mother had crept into every corner, all over the neighborhood above and below. They could not find any information about that benefactor; no one knew about the young man and the whereabouts of the thatched-roof fishing boat with all the amenities that saved Mother’s life. Mother and her sisters had to kneel down to bow to Kwan-Yin. They earnestly asked the Bodhisattva to grant blessing to Mother’s benefactor, a handsome young man whose name Mother did not know.

Mother and the aunts brought their children and nephews home with unrelenting regret. Some people are still “kind and unrequited” in this filthy world. They have come and gone on their most sacred mission, an unconditional grace born of love and boundless compassion.

Returning home, Mother asked to shave her hair immediately, started a vegetarian diet, and often went to Master’s Pagoda (An Hoa Tu) in Hoa Hao Holy Land to do meritorious deeds, chant, repent, to release karma. Since then, Mother had given up fishing in the sea and also felt guilty to my father, to the Virtuous Master, for violating the teachings and rules of the Master and Patriarch. Her previous commitment: “Establish the vows of Hoa Hao Buddhist followers” that Mother chose to practice when Father was still alive. Mother also recalled the Virtuous Master’s teaching to Mr. Cao Bá Hãn: “You shouldn’t eat in three houses whose profession is to lower, raise animals, and sell animal meat for a living, because you won’t be able to save them.”

The Founder’s advice still resonates in her heart, but how to choose in the urgent need for the four orphaned children of a single mother? So now, Mother must repent wholeheartedly.

Huynh Founder was the person who had received five Western decrees to evangelize sentient beings, including the Decree of Her Holiness Kwan-Yin Bodhisattva, as mentioned in Book 3 of The Oracles that He once revealed:

“Kwan-Yin of the South-Sea in Putuo,

With the Master, She commanded, so I evangelized.”

Or is:

“Kwan-Yin taught and ordered Khùng to transmit,

Let the believers know the source of truth.”

(Book 2 – TVSG)

 ** The Second Story Of Kwan-Yin Saving Life.

My father, Mr. Le Huu Ngai, an educated man, had some fields in Dong Thap province and worked for the French government. After one time, he was fortunate to attend the teaching of the Patriarch of Hoa Hao Buddhism by the end of 1945. It was also the time when the French colonialists returned to occupy Saigon and the southern provinces. At that time, Virtuous Master launched the movement, directly participating in the struggle against the French. He also trained two indomitable elements: one is the resistance against the Colony, and the other is the spirit of “non-cooperation.” That is why he also called on the followers who worked for the French colonialists:

Hey, who are you,

Leave the officialdom now and clean your face.

Get out of the way quickly,

Find sinlessness and escape corruption for good!

(Excerpt from Thien Ly Ca).

As people living in a ruled country and aware of the national perils, everyone should know their duties and responsibilities. Thus, my father responded to the Founder’s advice; he reacted immediately; along with several friends and some fellow believers working for France, they all resigned, causing a widespread “non-cooperation” movement.

Hoa Hao Buddhist followers, in addition to repaying the Four Gratitude, must also diligently practice becoming a virtuous person soon, progressing to liberation. Being aware of the earnest teaching of Virtuous Master, my Mother abandoned all business establishments related to the prohibitions and rules of Hoa Hao Buddhist followers. So in parallel with that time, Mother also sold the fish-sauce company available in Thuong Mot Hamlet, My Luong Commune, and gave it to her youngest cousin, auntie Hanh (my Grandma’s nephew), changed its name to Chau’ Huongs fish-sauce company.

After selling the fish-sauce company to auntie Hanh, Mother lived with the money from selling mangoes yearly. The Mango garden was left by my Grandfather, the Canton chief Le Van Vinh in Cu Lao Tay.

My grandfather Le Van Vinh was formerly a follower of Buu Son Ky Huong of Buddha Tay An; So every time he went to Tan Chau, Chau Doc province, for a meeting, he always stopped by Tay An Co Tu to worship.

Grandpa often told his children: “I’m not good enough at practice, so I can’t be any spiritually outstanding one in this life; I just want you to live a fully humane life, always remembering God, Buddha, Kwan-Yin, then you will be safe and healed.” (According to my father’s account). Although Grandpa worked for France, he always cared for the people living, the poor cultivators. Grandpa was always interested in asking for benefits from the French government for the people, asking for rice subsidies to distribute to the pathetic villagers in the years of flooding.

  Grandpa often took the Teachings of the Buddha to follow, created virtues and merits, behave and live a peaceful and moral life. His children must memorize the lesson: The Ten Encouragement to Practice of the Virtuous Master, to serve as the foundation and follow the Teachings of the Master-Buddha.

  In addition, he also got the protection of Monsignor (the father of the Huynh Founder). He was one of four Principals who ran Hoa Hao High School, teaching under the Department of Culture and Education of Hoa Hao program. He worked with Mr. Dat Si Tran Van Nhut, Mr. Tran Van Hau, and Mr. Do Van Hien. In 1954, this High School was changed to Hoa Hao Semi-Public High School. At this time, Monsignor selected my father as Professor of Chinese Literature, History, and Citizenship Education and entrusted him to be the General Superintendent and Mr. Tran Van Nhut (Dat Si) as Principal and in charge of French Literature. He was also a Professor at Thanh Binh High School and the President of the Board of Directors of the Thanh Binh District Buddhist Association (Kien Phong), Cai Dau High School (Chau Doc). In addition, he was also elected as a member of the Council of Kien Phong Province. He was also the brightest candidate for the Senate of the Republic of Vietnam era by the Central Committee of the Hoa Hao Buddhist Committee and the Hoa Hao Central Temple’s nominations.

 Because of Kwan-Yin’s miracles, my Mother did not hesitate to let us cross the sea in 1981. She did not have any worries when sending the children off the ship. When parting with my Mother, she carefully advised: “Remember to recite Mother-Buddha and earnestly proclaim the name of Kwan-Yin when facing difficulties and dangers.”

Obeying my Mother on the way to escape, my brothers and I always prayed the title of Mother Kwan-Yin and told the people in the same boat: “Always recite Mother-Buddha’ and always ask for help. He will come and save us.”

  Therefore, everyone on the ship was safe for six days from the Rach Gia estuary to Thailand. On both sides of our boat, there were always a large group of whales following the journey to escape; until the Thai fishing boat pulled us ashore, the whales also dived away.

          At that time, looking up at the sky, far away, the white clouds are slowly drifting to the west, and the image of the Lady Buddha appeared in white clothe, fluttering in the light gray shadows of the sunset. All the people on the boat and we quickly knelt towards the place where She appeared, clasping our hands to our chests and chanting:

  “Namo Great Compassion Great Mercy Sound-Seeking to Rescue the Sufferers Kwan-Yin Maha-Bodhisattva.”

 

** The Third Story Of Kwan-Yin Saving Life.

In the summer of 2009, we took the Jet Ski to Laughlin Lake in Nevada for some fun with a group of about fifteen friends.

It was scorching in Laughlin that day, it was already over 80 degrees early in the morning, so everyone wanted to go into the water.

 We include Anthony Do and his wife, Long Loan and his wife, Thomas Dao and his wife, Cao Duong and his wife,  Michael Vi Huynh and his wife, Calvin Thanh and his wife, etc. Each had a Jet Ski running around the lake.

 I ran my own Jet Ski for about ten minutes, and suddenly my steering wheel seemed to be pulled to the shore. I released the throttle and couldn't squeeze the brake. Feeling that something terrible had happened, I gathered all my composure to ask for help from Kwan-Yin. I immediately felt like someone took me out of the Jet Ski, lifted me, and then dropped me into the water, while the Jet Ski itself crashed into the rocks and was thrown far away. Everyone in the group turned pale, afraid of the danger that came to me.

I panicked and returned immediately. Going to Laughlin Lake's office to do the paperwork, I learned: Last week, a Jet Ski hit a rock, and the driver died right in the area where I had an accident this morning." I was shocked and understood that: "Kwan-Yin arrived just in time for me to ask for help." She does not leave out a single person in the human world. Bodhisattva Kwan-Yin has a vast and boundless vow, always contemplating the sounds of sentient beings' cries for help to search for relief.

 ** The Fourth Story Of Kwan-Yin Saving Life.

 I owned a wedding restaurant on 17th Street in Santa Ana City that could accommodate about 430 people. The business was excellent; my restaurant was always ordered a year in advance.

Usually, I rarely entered the kitchen, just taking care of the general and controlling during the party.

 One day on Saturday, June 2011, I went to the kitchen to help with the kitchen (because one worker was sick). As soon as I entered the kitchen door, I saw the chef cook raising his hand to flap the head of an enormous lobster. I suddenly saw its two huge claws raised high and joined together, then dropped; I suddenly felt a pain in my heart, like the lobster, was begging me. I didn’t know if it was because of the natural reflex of the giant shrimp before it died or because there was a spiritual part in it. However, why am I so sad? I felt a pang in its heart; Am I killing?

I was depressed, didn’t want to do anything anymore, and immediately drove home to rest.

 On the way back, my mind wandered, thinking about the shrimp with a flap and the weekly, monthly, and yearly wedding parties over five years. In my years of practice, how many tiny beings have I killed to live?

I also remember my family on my Mother’s side and my Mother, who made a living by making fish-sauce, fishing in the sea, and the sinking of the Mother ship, which was saved by Mother Kwan-Yin’s saving lives in the past. And I also suddenly remembered my Mother’s teaching: “Our life will no longer be there, only one love to carry,” just as Mother said. Even if we live and have a lot of money, when we close our eyes, we can’t bring anything, only karma or blessings. The word Love in my Mother’s teaching is so vast, so profound. Only love can we forgive each other when we are angry; only our love can end our petty, selfish greed so that we can always help each other in our ethnic love; only love that we do not bring trouble to others, especially to small animals. God gave birth to it with a short life; it also knows pain and the fear of death. Is there any reason we should destroy their lives to make a living? I shivered...

Let’s see the Love of the Virtuous Master of Hoa Hao Buddhism:

With love for pitiful people, I returned to the Tainted Earth,

Turning the Dharma wheel and applied in verses.

Warning infatuated profane people to get back to the enlightened realm,

Teaching earthly men how to cross the river of suffering.

(Turning the Dharma-wheel- TVSG)

As:

I have carried a load of love,

It seems to live a vow to oceans and the mountains.

Love that is not for only a sole person,

Love for all humanity and sentient beings.

(Love - TVSG)\

Because of his universal love, His Virtuous Founder of Hoa Hao Buddhism has left the eternal realm of Nirvana to come down to the filthy world to suffer thousands of bitterness and losses to resolve to bring the way to relieve suffering for sentient beings. The compassionate mind is the loving heart of a life savior.

 I kept thinking, running across the bridge (Santa Ana River) to English Street, suddenly a car ran through a red light; I couldn’t stop in time; I just had time to beg Kwan-Yin, please save us (me and the people in the other car). But it was too late, the moment my car crashed into the other vehicle, the force of the collision was too strong, so they got stuck in the car, had to call an ambulance and use a saw to cut the car door to bring them out, I was hurt a bit on my right foot because it hit hard into the gearshift. I felt painful in my heart. Though it was not my fault, I was the one in time to create this accident, leaving other people disabled. That person’s fate would change for a lifetime in just one minute. I am exceedingly regretful.

I remember the words of His Eminence-Founder of PGHH:

“The earthly world is miserable!

Oh! The earthly world” (Book 5 - TVGL).

That time again, whenever a disaster reached me, especially in my Mother’s shipwreck case, we were all blessed by Kwan-Yin the Life Savior.

 Now, in my daily life, when my family and I meet with obstacles, I beseech Her name, everything, even small or big, I also get Her blessing.

My Mother often taught her children: Live well, practice the Ten virtues, stay away from the Eight Avoidances of the Virtuous Master, always keep a compassionate mind, and recite the Six-Word A Di Da to pray for the Pure Land:

“Pure land of joy, Pure land of tranquility!” (Book 5 - TVGL).

The Virtuous Master always kindly reminded all His followers to be perfect and pure, to prepare for the Higher Age of Holy Virtues, free from earthly sufferings.

 Quite a few years have passed, living in a foreign country with many harsh ups and downs in this world; no one is immune from disasters and always encounters complex problems and many hardships. Thanks to meditation, we are also freed; always remember the name of Kwan-Yin Bodhisattva and the function of reciting the Six Words of Di Da that the Virtuous Founder of PGHH has always encouraged His followers. He also affirmed in Book 2 - Oracles – Verses:

 “Six-Words A Di Da, keep in mind eternally,

In danger, someone will save you.”

The Great Compassionate Kwan-Yin Bodhisattva made immense vows, with boundless compassion, and always appears in the ten directions of the world. So any sentient being who sincerely recites Her name will be saved by Her.

 Namo Kwan-Yin Maha-Bodhisattva

Respectfully: LE YEN DUNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn