Tìm hiều 8 câu Sấm thi trong bài "Luận Việc Tu Hành" của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

07 Tháng Năm 20223:03 SA(Xem: 2206)
Tìm hiều 8 câu Sấm thi trong bài "Luận Việc Tu Hành" của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Đề tài:

Tìm hiểu về 8 câu Sấm thi trong bài: “Luận Việc Tu Hành” (từ câu 1 đến câu 8). Bài này Đức Thầy đã viết tại Hòa Hảo năm Kỷ Mão (1939) gồm 32 câu:
"Tu-hành dương-thế cậy đồng tiền,
Phật-Giáo vì tiền phải ngửa-nghiêng.
Bát-nhã chẳng đưa người tội ác,
Thuyền-từ nào rước lại Tây-Thiên.
Trần-gian đầy-dẫy người làm dối,
Đạo cả nào trông đến cảnh thiền.
Đoái thấy người đời lòng bắt chán,
Dương-trần lầm lạc đáng ưu-phiền".
I. MỞ BÀI
“Đa kim ngân phá luật lệ” có nghĩa con người có nhiều tiền bạc có thể làm cho cán cân công lý nghiêng về người đó, làm cho kẻ khác bị oan tình.
Đồng tiền cũng là nguyên cớ làm cho con người đi vào con đường tù tội. Đồng tiền cũng làm mất hết tình nghĩa:
“Vì đời nay chúng nó dụng tiền,
Ít ai dụng chữ nhơn chữ nghĩa”.
Hay:
 “Anh em đừng có đổi dời,
Phụ-phàng dưa muối xe lơi nghĩa tình”.
Đưa đến tác hại: Con giết mẹ, vợ giết chồng…
“Thêm chồng giết vợ, vợ giết chồng,
Niềm huynh-đệ cùng nhau xâu-xé.
Cũng hiếm lúc con còn giết mẹ,
Giành của tiền cốt-nhục giết nhau”.
Rốt đời, đồng tiền rất là bội bạc:
Tham của tạm làm điều tàn-nhẫn,
Nhắm mắt rồi đâu có mang theo.
Tham tiền tài thường vướng nạn eo,
Tham sắc đẹp nhà tan cửa nát.
Lúc tận số nằm trơ một xác,
Gẫm kim-tiền bội-bạc bất tài.
Không làm cho ta được sống dai,
Lại chẳng bước tiễn đưa một bước”.
Đối với người tu cậy đồng tiền thì làm cho người tu trở thành người dối trá, lường gạt. Hậu quả đi xuống địa ngục không có Phật Trời cứu được.
“Cứu lương-hiền chẳng cứu người hung,
Kẻ gian-ác đến sau tiêu-diệt”.
II. THÂN BÀI:
1- TU HÀNH DƯƠNG THẾ CẬY ĐỒNG TIỀN,
Giải: Sửa, chuyển đổi tam nghiệp, thực hiện theo lời Phật, Thánh, Đức Thầy đã chỉ dạy, giữ tâm thanh tịnh làm việc nhân từ. Làm và thực hiện ứng dụng việc làm ấy vào cuộc sống. Thực hiện giáo pháp thanh lọc tâm hồn sống đời sống tiết tháo thanh cao; Cõi đời nơi mọi người đang sống, chỉ cho tất cả mọi người ở nhơn gian; Nương vào tiền tệ loại bằng giấy bạc mà Nhà nước in làm ra để trao đổi mua bán trong một quốc gia.
2- PHẬT GIÁO VÌ TIỀN PHẢI NGỬA NGHIÊNG.
Giải: Đạo Phật, tôn giáo do đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, rất thịnh hành ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Miến Điện, Tích Lan, Lào, CamPuChia, SumaTra, NePal, BuTan, Tây Tạng. Trở thành truyền thống tín ngưỡng quốc gia và rải đều trên thế giới. nền đạo Phật Từ Bi rộng lớn, lấy sự dung hòa vào đời sống và bình đẳng với muôn loài, thẩm thấu vào từng mạch sống của quốc gia dân tộc vùng miền, đem lại sự an lạc tốt tươi cho mọi người bằng trí huệ thanh cao, đã trải qua hơn 25 thế kỷ mà tinh thần Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) vẫn sáng ngời niềm tin người con Phật càng lúc càng tăng cao. Vào thế kỷ thứ 3 Vua A Dục là vị vua có công truyền bá đạo Phật khắp nơi và phát triển Tăng Đoàn, để rồi đạo Phật có sự khởi sắc và đa dạng về hình thức để có thể hòa mình vào mọi dân tộc quốc gia, mà đặc tính là Từ Bi và Trí Tuệ, sự giải thoát vẫn mãi mãi không phai, đậm nét nhứt là những giáo lý về Vô Thường, Vô Ngã, Niết Bàn, Khổ, Không, Tứ Diệu Đế... Đó là một sự thật hết sức cơ bản của người con Phật, ai cũng cảm nhận được, hiểu được và có thể làm được. Bát Chánh Đạo là phương châm để hiểu mọi bản chất của cảnh và tâm, tính siêu việt đó là cốt lỏi của Đạo Phật là chân lý cơ bản. Nên nói Phật Giáo là tôn giáo của sự bình đẳng Trí Huệ và Từ Bi mà các vị Tổ, Tổ kế truyền đem lại ánh sáng tuệ giác của Đức Phật mãi mãi chói sáng vào đời; Tại duyên cớ, biểu thị cho đối tượng phục vụ, là tờ giấy bạc thứ mà sẽ mua được nhiều thứ, làm cho cuộc sống sang trọng vinh hiển về vật chất và nở mặt nở mày về tinh thần; Ưng chịu, chấp nhận chịu, lật ngược lại, thay đổi hình dạng, xiêu về một phía và sẽ ngã đổ nghĩa là không còn vững vàng, dẫn đến hư hại điêu đứng và sụp đổ.
3- BÁT NHÃ CHẲNG ĐƯA NGƯỜI TỘI ÁC,
Giải: Tàu dịch là Trí Huệ, là thấu hiểu mọi lẽ một cách tường tận về các pháp đoạn diệt tất cả phiền não nghiệp chướng sống với thể Vô Niệm, Vô Tướng, Vô Trụ, nhận ra các pháp hữu vô, mê ngộ đều thấy rõ, sống với lẽ hằng giác không bị thương yêu hay ghét bỏ, có không sai khiến, đứng ngoài đối đãi thế gian. Bát Nhã là trí sáng suốt đối với Vô Minh, tùy nơi mà Bát Nhã được ví dụ khác nhau. Nếu Vô Minh được ví cho sự tối tăm của màn đêm, thì Trí Huệ ví như cây đèn soi thủng trong đêm tối, còn Vô Minh được ví như những sợi dây lòng thòng, thì Trí Huệ được ví như thanh gươm bén chặt đứt bao phiền não vương vấn, nếu như Vô minh được ví như biển mê thì trí huệ được ví như chiếc thuyền đưa chúng sanh từ bờ mê sang bến giác. Giáo pháp Bát Nhã là chơn lý tối thắng làm phương tiện pháp cho chúng sanh trong kinh điển của Phật và giáo lý của Đức Thầy; Nhưng không đón rước; Những người làm sai trái với lẽ phải, những hành vi gây tạo phạm pháp ngược lại với đạo đức như: Tàn nhẫn, thâm độc, hung tợn, gây đau khổ cho người.
4- THUYỀN TỪ NÀO RƯỚC LẠI TÂY THIÊN.
Giải: Thuyền Từ là phương tiện chuyên chở Từ Bi, Đức của Tâm Phật lúc nào cũng ban vui cứu khổ, chư Phật và Bồ Tát lấy tâm từ bi cứu độ chúng sanh, giống như dùng thuyền bè đưa thoát bờ sinh tử khổ đau vậy. Nên nói thuyền Từ là Trí Huệ, Giáo Pháp của Phật; Chẳng đón rước hay nhận lãnh; Đi đến Trời Tây hay Thiên Trúc, chỉ cho cõi Phật Nước Phật. Đây nói cảnh Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.
5- TRẦN GIAN ĐẦY DẪY NGƯỜI LÀM DỐI,
Giải: Bụi, khoảng giữa, nơi chốn. Cõi đời, vì trên là cõi Trời, dưới là cõi âm, giữa là cõi người nên nói là khoảng giữa chỉ thế giới loài người đang sống và cũng còn gọi là Trần Hoàn, Trần Thế, Trần Hồng; Nhiều, tối đa sắp lớp, quá nhiều khắp mọi nơi; Là người hành động thực hiện, gian lừa, xảo trá, không chân thành chơn thật, cách sống giả tạo thiếu thành thật chơn chánh.
6- ĐẠO CẢ NÀO TRÔNG ĐẾN CẢNH THIỀN.
Giải: Người thay mặt cho tôn giáo, Lớn. Chỉ cho Đức Thầy người thay mặt và đem đạo của Đức Phật Thích Ca để độ chúng sanh, hay những vị Sư xuất gia ở trong Chùa cũng làm việc hóa chúng; Chẳng để ý nhìn ngó; Thì làm sao tới được, cảnh tu hành, cảnh không tranh giành hơn thua, nơi để trau tâm luyện tánh cho được thuần nhứt thanh tịnh. Thế thường ở ngoài đời mới có sự tranh giành hơn thua, vậy mà ngay những người biết đạo đức tu hành, biết đường giải thoát mà không lo tròn bổn phận thanh tịnh, không hướng về mục đích giải thoát lo cho mình và giác người, đời đã tham mà những người biết đạo cũng như thế, tóm lại để chỉ cảnh tu hành, cảnh đạo đức, cảnh lìa danh lợi, và là nơi thanh tịnh.
7- ĐOÁI THẤY NGƯỜI ĐỜI CÀNG BẮT CHÁN,
Giải: Tưởng đến, ngó tới, nhận ra, hay nhận biết một điều gì đó một cách xác thực; Nói chung cho nhơn loại để chỉ bất kỳ ai, việc thế gian, kiếp sống của con người; Ngày một thêm lên thấy mà ngán ngẩm, hết ham, thấy buồn trong lòng không muốn làm gì nữa. Chỉ cho nỗi lòng thương người dạy hoài mà chẳng nghe, đây cũng là sự biểu hiện của tâm từ.
8- DƯƠNG TRẦN LẦM LẠC ĐÁNG ƯU PHIỀN.
Giải: Cõi đời, chỉ chung cho mọi người sống ở trên đời còn gọi là chúng sanh; Nhận thức sai cái này qua cái kia, lệch đi không đúng đường hướng, đi sai chưa tìm về được do chữ “Lầm Đường Lạc Lối.” Phạm lỗi mà không nhận ra, đi sai mà không biết. Nghiệp của chúng sanh gieo sâu đậm ở cõi nhân thế, do tâm vô minh đầy kiến chấp vào cảnh hữu hình, và cho bản thân này là ta, của cải là thật, không hiểu rõ vô thường vô ngã, tin vào chết là hết, không có tội phước nhân quả hay thuyết Luân Hồi, hoặc giả nhận lầm Ma Đạo rồi thờ Quỉ Ma không có chánh tín rõ ràng, không nhận biết được tâm, cho cách nghĩ của mình là phải, bắt mọi người cung phụng mình cho mình là giai cấp trên. Những quan niệm ấy đều lầm lạc cả; Thực sự tiếc uổng những lẽ không nên có, không nên làm, lo lắng buồn rầu hờn trách trong lòng không vui. Lòng lo buồn không yên ổn, lúc nào cũng phập phòng không vui.
III. KẾT LUẬN:
Đức Thầy lâm phàm năm Kỷ Mão 1939, Ngài đã nhìn thấy hiện tình trong thế gian, người thiệt tu thì ít, kẻ giả đạo lại nhiều. Xưa nay có số người tu hành vì ham tiền bạc, danh vị mà làm cho nền đạo phải đảo điên. Cụ thể ngày hôm nay, có rất nhiều vị đang trụ trì các ngôi chùa danh tiếng nhưng đã bị bá tánh vạch trần các cách lường gạt để đóng góp tiền bạc vào tài khoản riêng.
"Tu-hành dương-thế cậy đồng tiền,
Phật-Giáo vì tiền phải ngửa-nghiêng”
“Tu mà ham cho được giàu sang,
Với quyền tước là tu dối thế.
Muốn Phật-Giáo từ đây bền vững,
Đừng riêng lo lợi-dưỡng một mình.
Nếu xuất-gia thì phải hy-sinh,
Cả vật-chất tinh-thần lo Đạo.
Chớ giả-dối mà mang sắc áo,
Mượn bồ-đề chuỗi hột lòe người.
Làm cho dân khinh-dể ngạo cười,
Tội-lỗi ấy luật nào dung-thứ.
Tu còn ham chay to đám bự,
Đặng thế-gian dưng cúng bạc tiền.
Dối rằng: lo tu-bổ chùa chiền,
Mà làm của xài riêng cho thỏa".
- Ngoài ra, còn có một số thầy đi tụng kinh mướn kiếm tiền, làm lễ cầu siêu, trai đàn, cúng sao, xá phướng, lầu kho. v.v…Để bá tánh dâng cúng tiền bạc:
“Vẹn mười ơn mới đạo làm con,
Lúc sanh sống chớ nên phụ bạc.
Nếu làm đám được về Cực-Lạc,
Thì giàu sang được trọn hai bề.
Ỷ tước-quyền làm ác ê-hề,
Khi bỏ xác nhiều tiền lo-lót.
Kinh với sám tụng nghe thảnh-thót,
Lũ nhưn-bông tập luyện đã rành.
Đẩu với đờn, kèn, trống, nhịp sanh,
Làm ăn rập đặng đòi cao giá”.
Và:
“Kẻ nghèo khó tu-hành ngay thẳng,
Không cầu siêu Phật bỏ hay sao ?
Lập trai đàn chạy chọt lao-xao,
Bôi lem mặt làm tuồng hát Phật”.
- Ngay cả một số Tín đồ PGHH cũng lợi dụng Đạo tạo đời, tổ chức các việc từ thiện, kêu gọi mọi người đóng góp tiền bạc, nhưng chỉ xuất ra hai phần, còn một phần bỏ túi riêng. Đức Thầy đã từng khuyên:
“Khuyên sư vãi bớt dùng của thế,
Gắng công tu đặng có xem đời.
Tu thật tâm thì được thảnh-thơi,
Tu giả-dối thì lao thì lý”.

Nam Mô A Di Đà Phật

(Bài Chú giải này do Tô Thanh Tùng Nguyễn Đấu biên soạn, đã được phổ biến trên trang Facebook của Dau Nguyen).
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn