Đại Lễ thứ 104 Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH Đản Sinh do Niệm Phật Đường PGHH tổ chức.

17 Tháng Giêng 20241:23 CH(Xem: 1880)
Đại Lễ thứ 104 Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH Đản Sinh do Niệm Phật Đường PGHH tổ chức.

Đại Lễ thứ 104 Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH Đản Sinh
do Niệm Phật Đường PGHH tổ chức.

          Mỗi năm vào tháng 11 AL dân chúng miền Tây Nam Việt Nam gồm đa số tín đồ PGHH đều rộn ràng cùng nhau chuẩn bị cho ngày Đại lễ Đản sinh của Đức Giáo Chủ PGHH tôn kính... Hải ngoại cũng không ngoại lệ, khắp nơi toàn thế giới nơi nào có tín đồ PGHH sinh sống, nơi ấy đã không kém phần long trọng để tổ chức buổi lễ trọng đại nhất của lịch sử Tôn Giáo Phật Giáo nội sinh Việt Nam. Niệm Phật Đường PGHH Hải ngoại cũng đã trang nghiêm tổ chức buổi lễ trọng đại nầy để mừng Đản Sinh thứ 104 của Đức Giáo Chủ PGHH vào sáng Chủ Nhật 17 tháng 12 vừa qua, với thành phần tham dự đông đảo gồm các Tôn giáo bạn, Chính quyền dân cử, các Hội đoàn, các ban ngành và báo chí truyền thông truyền hình như Nhật báo Người Việt, Việt Báo và đài truyền hình Little Sài Gòn TV. Mở  đầu buổi lễ là phần cung nghinh chân dung Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH rất là trang nghiêm trong tinh thần tôn kính của toàn thể tín đồ PGHH và cả thành phần tham dự.
Picture1 DS                                                                  Cung Nghinh Chân Dung Đức Huỳnh Giáo Chủ.
          Phần Chào cờ được điều khiển bởi Đồng đạo Mai Chân và Trưởng đoàn Thiên Thanh của Ca đoàn PGHH rất là long trọng; cảm động nhất là trong phút mặc niệm các vị Tiền bối, Cao đồ, Chức sắc, Tướng lãnh, Quân Dân PGHH… người ta đã thấy lại hình ảnh của các Ngài trên màn ảnh; mọi tín đồ tham dự đã không ngăn được bồi hồi xúc động nhớ thương sự hy sinh gìn giữ Đạo Pháp và Dân tộc của các Ngài.
Picture2 DS                                                                 Lễ chào Quốc kỳ Hoa Kỳ, VNCH và phút mặc niệm.
          Bài Diễn văn Khai mạc đã được Đồng đạo Mai Chân thể hiện rất là cảm động, có đoạn: “Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã thắp sáng lên ngọn đuốc Đạo Pháp và Dân tộc, soi sáng tầng lớp nông dân giản dị thành lớp người biết tranh đấu để chống chọi với hoàn cảnh hiện tại; ý thức được con người phải có trách nhiệm với Đất nước, để bảo vệ, tranh đấu cho quê hương xứ sở.
          Dù rằng sự Giáng thế của Ngài với bao biến cố thăng trầm của lịch sử mà nền Đạo PGHH vẫn trường tồn, qua Giáo pháp cao siêu chân truyền mà Ngài đã truyền dạy, mang đậm bản sắc Dân tộc, đã giác tỉnh con người lìa mê, ly khổ. Ngài đã dung hòa Giáo lý của Đức Phật Thích Ca, cốt để đưa nhân loại tìm về với cội nguồn của Đạo giáo; với chủ thuyết Học Phật Tu Nhân, đền trả Tứ Ân, tuân thủ Tám Điều Răn Cấm, thực thi Pháp môn Tịnh Độ, tiến tu đến giải thoát.
          Vì muốn giáo lý siêu mầu của Giáo Chủ được truyền bá đến tuổi trẻ hải ngoại, để chúng ta có một kế thừa lan rộng đến tầng lớp mọi sắc dân trên thế giới, đúng như lời ước mơ của Giáo Chủ: “Ước mơ thế giới lân hòa Hảo, Nhà Phật Con Tiên hé miệng cười”. Nên Ban Tổ chức của Niệm Phật Đường luôn luôn có chương trình chuyển ngữ như phần trình bày của B/S Kimberly Hồ có đoạn như sau:
Picture3 DS
                                      MC. Quan Kiều, Dr. Kimberly Hồ và Mai Chân (Tr.Ban Tổ chức) trong ngày Đại lễ.
          “Going back in time, in the 1920s, Vietnam was in a period of social corruption moral decline, and people's hearts and minds being divided. The people lived in misery and suffering under the yoke of foreign invasion. In that context of chaos, people moral conscience needed to be adjusted to prepare for a higher source of Holy Virtue. That was the reason why the Patriarch of Hoa Hao Buddhism came: He said:
Due to my love for suffering people, I came to the Saha world,
To turn the dharma wheel and use it to encourage Buddha recitation.
Awake the ignorant to get back to the realm of realization,
Teach the worldly people to cross the delusive river.
          His birth lit up the torch of Dharma and Nation, illuminating the simple peasantry into a class of people who know how to fight to cope with the current situation, aware that people have a responsibility to the country to protect and fight for their homeland.”
          Kế đến là phần Nghi Thức Tôn Giáo được đ/đ Trần Cao điều khiển rất là trang nghiêm với phần dâng hương của các Chức sắc PGHH, thể hiện lòng tôn kính với Ân trên, tha thiết cầu nguyện xin một Thế giới hòa bình an lạc không còn chiến tranh, bệnh hoạn nhiều đau khổ cho nhân loại.
          Bài "Sứ Mạng, Tám Điều Răn Cấm của Đức Thầy" cũng được Ban Tổ chức cho đọc lại với sự trình bày của Đ/đ Huyền Tâm và Ngọc Hiếu để nhắc nhở cho tín đồ luôn ghi nhớ mà noi theo và sự tri ân đến Giáo Chủ đã Hoằng dương Chánh Pháp cho nhân loại quần sanh.
Picture4 DS
                                                                    Đồng đạo Ngọc Hiếu đọc "Tám Điều Răn Cấm".
          Về bài “Ý nghĩa ngày Đản Sanh của ĐHGC", Ông Trần Cao cũng cho biết: “Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (nhằm ngày 4 tháng 7 năm 1939), Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền đạo Phật giáo Hoà Hảo, lúc bấy giờ Ngài vừa được 19 tuổi. Có thể nói Đức Huỳnh Giáo Chủ là một trong vị Giáo Chủ trẻ tuổi nhứt trong lịch sử truyền thừa Tôn giáo tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Sứ mạng khai lai tế thế được Ngài sử dụng phương pháp “tam độ nhứt như”:
          - Trị bịnh độ đời,
          - Thuyết pháp độ đời,
          - Sáng tác độ đời.
          Từ năm Kỷ Mão (1939), đến ngày 25 tháng 2 nhuận năm Đinh Hợi (nhằm ngày 16-4-1947) đã thu nhận hơn hai triệu tín đồ qui y thọ giáo với Ngài, một con số “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử truyền giáo xưa nay.
          Nói tóm lại, Đức Huỳnh Giáo Chủ là Giáo chủ một Tôn giáo, nên gọi ngày sinh là “Đản Sinh” chớ không gọi là sinh nhật, giống như trường hợp Đản sinh của Đức Phật.”
Picture10 DS (Anh ngữ)                                                    Quan Kiều và Ngọc Hiếu trong Vũ Khúc “ Mừng ĐHGC Đản Sanh”.
          Để thay đổi không khí, bài hát “Mừng Đức Huỳnh Giáo Chủ Đản Sanh” một sáng tác của Hồng Trần và Lê Yến Ngọc Dung được thể hiện qua tiếng hát của đồng đạo Ca sĩ Đông Đào và điệu vũ của 2 Tiên nga PGHH: Quan Kiều và Ngọc Hiếu đã tạo sự chú ý bất ngờ cho khách tham dự.
          Chương trình được tiếp nối qua phần diễn ngâm Thi Văn Giáo Lý PGHH của hai đồng đạo Nguyễn Kim và Nguyễn Thị Reo với bài “Tự Thán”, bài nầy đã được Đức Giáo Chủ viết tại nhà thương Chợ Quán vào tháng Chạp năm Canh Thìn (1940). Mọi người bồi hồi xúc động khi nghe được nỗi lòng của Giáo Chủ lúc xa lìa Tổ Đình năm xưa.
          Chương trình được liên tục qua phần Diễn từ của GS Nguyễn Thanh Giàu, Hội Trưởng BTS Trung Ương Hải Ngoại/Giáo Hội PGHH, có đoạn như sau: “Đức Huỳnh Giáo Chủ xiển dương Pháp môn “Học Phật Tu Nhân”, giương cao hai ngọn cờ Đạo Pháp và Dân Tộc, Tu hành và Yêu nước. Vì theo giáo lý PGHH muốn tu giải thoát trước hết phải hoàn thành Nhân đạo muốn làm tròn Nhân đạo phải hành trọn Tứ ân trong đó có Ân Đất nước. Thế nên tín đồ tích cực thực hành Tứ Ân, như một bổn phận căn bản và nghĩa vụ của người công dân. Ai hành xử trọn vẹn Tứ Ân, tức Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, Ân Đất Nước, Ân Tam Bảo, Ân Đồng Bào và Nhân Loại, tức là đã làm tròn bổn phận con người, hoàn thành Nhân Đạo và tiếp tục tu hành theo Phật Đạo cho đến ngày giải thoát. Hai chữ Tứ Ân vừa có đủ Từ bi, Trí tuệ, vừa có đủ Đại lực Đại hùng của Đức Phật, đủ để đập vỡ những quan niệm phê bình Phật Giáo là ích kỷ, yếm thế, thụ động, yếu hèn, Phật Giáo Hòa Hảo đã làm sáng tỏ sứ mạng độ đời của giáo lý Đạo Phật, “Đạo Phật vị Nhân sinh” Đạo Phật cứu độ chúng sanh an lạc nơi cõi trần và giải thoát khi lìa đời. Đức Huỳnh Giáo Chủ từng dạy “Phật từ bi độ Tử độ Sinh”. Đức Huỳnh Giáo Chủ từng nhắc tín đồ “Hễ nước mất thì cơ sở Đạo phải bị lấp vùi, nước còn nền Đạo được phát khai rực rỡ” và vì Đức Phật từng nói “Phật cũng đồng nhất thể bình đẳng với chúng sanh” thế nên Đức Huỳnh Giáo Chủ dạy “Nếu trong cõi nhơn gian này, còn có chúng sanh tiền tiến áp bức chúng sanh lạc hậu, thì là một việc trái hẳn với giáo lý chơn chánh ấy”. Đã có sự bình đẳng như thế nên khi đất nước bị xâm lăng thì họ cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ quê hương khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. “Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị” để đòi lại sự công bằng, độc lập, tự chủ cho nước nhà. Trong bài thơ “Tặng Thi Sĩ Việt Châu” của ĐHGC có đoạn:
          “Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,
          Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.
          Đền xong nợ nước thù nhà,
          Thiền môn trở gót Phật đà Nam Mô.”
Picture6 DS                                 Hội trưởng GS Nguyễn Thanh Giàu, CTS Hà Vũ Băng, CTS Ngô Thiên Đức, PTT Kimberly Hồ. 
          Trong phần Cảm Tưởng của Quan Khách, đầu tiên là Ông Hà Vũ Băng Chánh Trị Sự Cao Đài Giáo. Ông nói có đoạn như sau: “Nếu được hiểu nghĩa nguyên vẹn toàn diện thì Đức Huỳnh Giáo Chủ đúng là một triết gia Việt Nam vĩ đại mà chỉ có người nào nắm trọn tất cả triết lý Tây phương và đạo lý Đông phương thì mới có khả năng nhìn thấy được tất cả ý nghĩa ẩn hiện của bốn chữ Triết lý Việt Nam. Một thanh niên Việt Nam mới 20 tuổi đã cưu mang sức nặng bí ẩn của đạo lý Đông phương, đã thể hiện tất cả khả tính có thể có được của tư tưởng Việt Nam, đã thể hiện trọn vẹn tất cả tinh túy của Mật tông, Thiền tông và Tịnh độ tông, đã thành tựu oanh liệt truyền thống Thiền Lý Trần và Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam, đã nối kết lại tinh thần Phật giáo nguyên thủy với Đại nguyện và Đại hạnh của lý tưởng Bồ Tát trong Đại thừa, đã đốt cháy lại ngọn lửa thiêng trao truyền từ Lục Tổ Huệ Năng, đã gây dựng lại từ hai bàn tay trắng với tất cả những gì cao siêu nhất của dân tộc và của nhân loại trong sự nghiệp tư tưởng và hành động của mình, đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh và hùng khí dân tộc cho bao nhiêu triệu người Việt nam. Một người như thế chẳng những là một triết gia Việt Nam thôi, mà chính là Minh triết, Thánh triết cho cả nhân loại.
          Về phần đại diện chính quyền dân cử, Ban tổ chức cũng được tiếp đón Bà Kimberly Hồ, Phó Thị trưởng Thành phố Westminster, trong lời cảm tưởng của bà cũng có đoạn: “ Đức Huỳnh Giáo Chủ là người yêu nước, một nhà cách mạng chân chính đã có công lớn với Đất nước và dân tộc Việt Nam. Ngài đã cống hiến cho đời với ba sự nghiệp:
          1/- Cách mạng Tôn giáo.
          2.- Cách mạng Giải phóng dân tộc.
          3.- Cách mạng Chính trị xã hội.
          Ngài cũng là một vị Giáo Chủ tài ba, trẻ nhất trong lịch sử Đạo giáo của thế giới.
         Tiếp tục là phần phát biểu của Ông Trần Văn Vui, thay mặt Ban chấp hành DXĐ có đoạn như sau: “Nhìn giáo lý PGHH thì Đạo luôn đi song song với Đời bởi vì Đức Huỳnh Giáo Chủ có dạy: “Đời Đạo liên quan rạng chói ngời” hoặc câu:
          “Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,
          Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.
          Đền xong nợ nước thú nhà,
          Thiền môn trở gót Phật Đà Nam Mô.”
          Thời xưa có các bậc Thiền Sư, Đại Đức trong lịch sử Việt Nam vẫn còn chói rạng đến ngày hôm nay như Thiền sư Khuông Việt, Tuệ Trung Thượng Sĩ, không lấy chiến bào làm sự nghiệp mà chỉ sử dụng để làm bổn phận con dân khi quốc biến. Lúc dẹp giặc xong, bờ cõi nước nhà bình yên, người chân tu phải từ bỏ tước vị lợi danh để tiếp tục tu hành tìm đường giải thoát, còn nếu mải mê theo danh lợi thì Đức Huỳnh Giáo Chủ có khuyên:
          “Chữ danh chữ lợi mấy hồi,
          Đế khi thất vận làm mồi yêu tinh.”
          Tiếp theo, Ban tổ chức cũng nhận được lời khích lệ đặc biệt của Nhà báo Vi Anh, Cựu Dân biểu Quốc Hội VNCH cũng là cựu Cố vấn của Ban Trị Sự Trung Ương PGHH 11 tỉnh Miền Nam, Tổng Thư Ký của khối Dân biểu PGHH tại Hạ Nghị viện Quốc hội VNCH như sau:
Picture7 DS
                                                                                     Nhà báo VI ANH
           Năm nay tôi đã 87 tuổi, tôi đã từng tham dự nhiều Đại lễ của PGHH và của VNCH ở trong và ngoài nước; nhưng lần đầu tiên tôi vô cùng xúc động và có lời khen ngợi cách tổ chức của Niệm Phật Đường, đồng đạo Mai Chân đã đem khoa học kỹ thuật Tin học hiện đại lên màn ảnh Internet, chúng tôi đã thấy lại những hình ảnh của của các bậc Anh thư PGHH tay kiếm, tay cung trong hàng ngũ quân nhân PGHH. Cá nhân tôi vô cùng cảm động khi nhìn lại hình ảnh của các nữ quân nhân PGHH. Cái thời còn chiến đấu giành độc lập cho quê hương xứ sở mà quân đội VNCH chưa có nữ quân nhân.
          Đồng thời, tôi cũng đã được thấy lại hình ảnh các Cao đồ, Chức sắc của PGHH ngày xưa, trong niềm xúc cảm bồi hồi thương nhớ đến các Ngài đã vì Đạo Pháp, vì Giáo lý của Tôn sư mà phải vất vả đấu tranh trong hoàn cảnh cực kỳ đen tối của đất nước ...
          Cái việc làm đáng nhớ nữa là Ban tổ chức đã phổ thông Anh ngữ vào Chương trình buổi lễ, khiến lớp trưởng thượng và lớp trẻ cùng nghe, thấy hiểu được lịch sử và Sấm Giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ nhằm mục đích phổ quát, phổ truyền chánh pháp của tôn giáo PGHH.
Picture8 DS
                                                                           Nữ Quân nhân PGHH ngày xưa
          Trong phần đầu tổ chức của Niệm Phật Đường, Quốc Kỳ VNCH, Hoa kỳ, nhứt là Đạo kỳ PGHH và Đạo ca PGHH tái xuất hiện trên màn hình Internet, sẽ thể hiện trên Youtube và các trang mạng xã hội cả thế giới có thể nghe thấy. “Con hơn cha là nhà có phước, sau hơn trước nước có phần”, lời này có thể dùng khen tặng cho Ban Tổ chức ngày Đại lễ Đản sinh Đức Giáo Chủ hôm nay.
          Thứ Hai, kính phục PGHH đi vào lòng lịch sử, văn hóa VN. Trước Đệ nhị Thế chiến dường như Trời Phật mở hội Long Hoa ở Miền Nam VN. Miền Trung nhân sĩ Trương Tử Anh thành lập chính đảng Đại Việt Cách Mang, vận dụng nội lực dân tộc VN chống thực dân Pháp, giành lại chủ quyền và độc lập cho quốc gia dân tộc VN. Vùng Miền Nam, hai tôn giáo thuần Việt giáng sinh: Đạo Cao đài, Đạo PGHH. Giáo chủ hai đạo thuần dân tộc Việt đều là người thuần Việt Nam.
          Thánh thi của Cao Đài, Sấm Giảng Thi Văn Giáo lý của PGHH đều bằng hai thể thơ Lục bát và Song thất lục bát bằng chữ Việt, tiếng Việt bình dân, dễ hiểu, gần với nhân dân. Nên hàng hàng lớp lớp dân Miền Nam qui y theo hai tôn giáo thuần Việt nầy; và tôn giáo thuần Việt này đã đi vào lòng dân tộc, vào lòng lịch sử Việt Nam. Đại đa số tín đồ hai tôn giáo này đã tham gia cuộc đấu tranh, chiến đấu chống CS vô Gia đình, vô Tổ Quốc, vô Tôn giáo nầy. Quý vị cố vấn Mỹ tại những Vùng Chiến Thuật ở miền Đông, miền Tây đều khen, đó là vùng chiến thuật và các tiểu khu yên ổn nhất nước trong thời Đệ nhất lẫn Đệ nhị Cộng Hòa VN.
          Thứ Ba, khi VNCH bị bức tử, hằng ba triệu nhân dân VN đã trước sau làm cuộc di tản lớn nhứt, xa nhứt trong lịch sử VN, hai tôn giáo thuần Việt Cao Đài và Hòa Hảo cũng có mặt và phát triển tại hải ngoại. Ban Trị sự PGHH có mặt ở các nước tự do, dân chủ, như Pháp, Anh, Nhựt, Úc nhứt là Hoa kỳ.
Picture9 DS                                                                  Đội vũ PGHH trong ngày Lễ Đản Sinh.
          Trong nước, dưới gông cùm CS, CS triệt hạ không được thì cho tín đồ và nhân sĩ Cao Đài, Hòa Hảo hoạt động dưới sự kiểm soát của CS, gọi là tôn giáo quốc doanh. Nhưng PGHH tương kế tựu kế, sống và làm việc như thời còn Pháp thuộc, nhiều lúc phải dựa lưng vào Pháp để che chở, cứu giúp đồng đạo bị CS hãm hại ở miền Tây. Tin đô PGHH và đảng viên Dân Xã một lòng kiên quyết chống Cộng sản và trung kiên với đạo nghĩa Tứ Ân đối với đất nước và nhân dân. Đức Thầy căn dặn:
          “Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên,
          Phận môn đệ phải lo vun quén.
          Tằm sức nhỏ còn làm nên kén,
          Người không lo có thẹn hay không.”
          Cho nên tín đồ PGHH luôn ghi nhớ lời dạy của Đức Thầy: “Một đời một đạo đến ngày chung thân”.
          Buổi lễ chấm dứt vào lúc 12:30 PM cùng ngày. Mọi người cùng vào bàn ăn với nhiều món chay ngon miệng và thưởng thức Chương trình văn nghệ đặc sắc do Ca đoàn Niệm Phật Đường trình diễn ./.
          Lê Yến Dung Tường trình.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn