Tường Trình Lễ Đức Thầy Thọ Nạn Năm Thứ 77 do Niệm Phật Đường PGHH tổ chức.

19 Tháng Sáu 20249:24 SA(Xem: 497)
Tường Trình Lễ Đức Thầy Thọ Nạn Năm Thứ 77 do Niệm Phật Đường PGHH tổ chức.
Tường Trình Lễ Đức Thầy Thọ Nạn Năm Thứ 77
do Niệm Phật Đường PGHH tổ chức.
          Mỗi năm cứ đến ngày 25 tháng 2 âl, toàn thể  tín đồ PGHH ai ai cũng phải ngậm ngùi sót cảm nhớ lại một biến cố lịch sử trọng đại, một kỷ niệm buồn của 77 năm về trước, Việt Minh đã âm mưu ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ. Sự ra đi của Ngài đã để lại nhiều uẩn khuất và tiếc rẻ cho nhân loại, cho tín đồ PGHH, nhất là Cao đồ Chức sắc của Ngài. Trong đó, chắc chúng ta đã không quên lời thở than của Cậu Hai Thanh Sĩ (Đại đệ tử của Ngài) với những dòng ai oán như sau:
 “Xuống dương thế cốt ban ân,
 Ân kia chưa mãn mà thân xa mù.
 Trước đem đạo khuyến người tu,
 Sau đền nợ nước rửa thù Tổ Tiên.
 Ân ấy mãn mới lành duyên,
 Ngày sau nhà Phật, cửa Tiên được về”.
TN 77 DHGC
          Đức Giáo Chủ PGHH
          Để cùng chia sẻ nỗi niềm của tín đồ PGHH trong ngày Đại lễ kỷ niệm 77 năm ngày Đức Thầy Thọ nạn; Ban Tổ chức cũng đã tiếp đón và cám ơn đến sự có mặt, tham dự chia sẻ quí giá của: GS Nguyễn Thanh Giàu - Hội trưởng Ban Trị Sự PGHH Trung Ương Hải ngoại, Chánh Chủ Sự Trần Quang Linh - đại diện Cao Đài, Nhà báo Vi Anh - cựu Dân biểu VNCH và cựu Cố vấn Ban Trị Sự PGHH 11 tỉnh miền Nam VN, Luật sư Tiến sĩ Võ Đức Hậu, BS. GS Tiến sĩ Kimberly Hồ - Phó Thị Trưởng Thành phố Westminster, GS Tiến sĩ Cai Văn Khiêm, BS Võ Đình Hữu - Chủ tịch Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam, GS Tiến Sĩ Dương Đại Hải, Ông Nguyễn Đại Ngữ - Trưởng ban Thường trực Liên Minh Dân tộc Việt Nam, Kỹ Sư Phạm Ngọc Lân - Đồng hương hội Tây Ninh, Ông Hạnh Cư - Câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ, Cựu Thiếu tá Lê Nguyễn Thiện Truyền, Phu nhân cố Đại tá Hồ Sĩ Khải, Ông Phó Thịnh Trương - Tổng thư ký Chủ tịch Cộng Đồng Nam Cali v..v.
TN 77 Thanh Sĩ
                                                                            Cậu Hai Thanh Sĩ, Đại đệ tử của Đức Giáo Chủ PGHH
          Ngoài thành phần tham dự đông đảo của các nhà trí thức trong cộng đồng, chúng tôi còn được sự tham dự của Ông Trần Văn Vui đại diện cho Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng mà ngày xưa Đức Giáo Chủ đã thành lập vào ngày 20 tháng 9 năm 1946, chúng tôi còn có sự hiện diện đặc biệt của Niên lão Huỳnh Thị Trạng là một người duy nhất còn lại trong số hàng ngàn dân chúng đã chứng kiến cảnh Việt Minh xử tử 3 cán bộ cao cấp của PGHH tại Cần Thơ vào ngày 07 tháng 10 năm 1945 là bào đệ của Đức Huỳnh Giáo chủ Ông Huỳnh Thạnh Mậu, Thi sĩ Việt Châu và Trần Văn Hoành - trưởng nam của Trung tướng Trần Văn Soái, Phu nhân của cố Đại tá Phan Văn Be .v.v... Ban Tổ chức cũng được sự  tham dự và sự chú ý có mặt của các Hội đoàn, báo chí truyền thông, Ô. Phạm Khanh đài Truyền hình Little Sài Gòn Tivi v..v..
          Đầu tiên là những tràng pháo tay hòa trong tiếng trống vang rền cho phần Cung nghinh chân dung của Đức Giáo Chủ PGHH thật là uy nghi trọng đại không kém phần trang nghiêm trong tinh thần tôn kính của toàn thể tín đồ PGHH cũng như toàn thể quan khách tham dự buổi lễ trọng đại nầy...
TN 77 Cung Nghinh
                                                                                            Cung Nghinh Chân Dung Đức Huỳnh Giáo Chủ.
          Phần Chào Quốc kỳ, Đạo kỳ được điều khiển bởi Hậu duệ VNCH và của Ca đoàn PGHH rất là long trọng, cảm động.
           Kế đến là phần Nghi Thức Tôn Giáo được đ/đ Trần Cao điều khiển rất là trang nghiêm với phần dâng hương của các Chức sắc PGHH, thể hiện lòng tôn kính với Ân trên, tha thiết cầu nguyện xin một Thế giới hòa bình an lạc không chiến tranh, bệnh hoạn nhiều đau khổ cho nhân loại.
          Bài Diễn văn Khai mạc cũng được đồng đạo Mai Chân, Trưởng ban Tổ chức của  Niệm Phật Đường PGHH Hải ngoại thể hiện rất là cảm động có đoạn:
          Sau khi đọc được mấy dòng ngắn ngủi của Giáo Chủ, Trung tướng Nguyễn Giác Ngộ, Luật Sư Mai Văn Dậu và tất cả các Tướng lãnh cao cấp khác cũng như các tín đồ của Ngài đành nuốt hận vào tim để chờ cho một ngày mai, nhưng ngày mai ấy đã không đến...và 77 năm trôi nhanh, Đức Thầy vẫn biền biệt.
“Thầy lạc tớ không ai chỉ bảo,
Như vịt con dìu dắt nhờ gà.”
          Đã 77 mùa xuân qua đi là 77 lần kỷ niệm đau buồn của tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo với hàng triệu tín đồ của Ngài vẫn vững một niềm tin dù có nhiều cam go nghiệt ngã để hứng chịu mọi tai nàn… VM đã vu khống mọi hành động để tạo dịp giam cầm và giết chết những đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo một cách tàn nhẫn, vô lương, nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển của Tôn Giáo Phật Giáo Hòa Hảo.
          Chính vì biết rõ những âm mưu của họ, nên tín đồ PGHH đã phải và hết sức bình tĩnh, kiên trì để tự tồn. Nên trên nẻo đạo đường đời chúng tôi vẫn luôn nhớ lời căn dặn của Đức Tôn Sư:
“Sống sanh ra phận râu mày,
Một đời một Đạo đến ngày chung thân.”
          Đặc biệt, Giáo lý siêu mầu của Đức Giáo Chủ phải được truyền bá đến tuổi trẻ hải ngoại và cũng phải được truyền thừa đến tầng lớp xã hội của Hiệp Chủng quốc Hoa kỳ, rồi sẽ lan đến mọi sắc dân trên thế giới, đúng như lời ước mơ của Giáo Chủ: “Khắp bốn biển liên dây Hòa Hảo” nên Ban Tổ chức của Niệm Phật Đường luôn luôn có chương trình chuyển ngữ qua phần dịch thuật của Cao học Mai Diễm Phương ở bài diễn văn khai mạc, có đoạn như sau:
         As the tension mounted, the sound of horse hooves echoed in the distance and abruptly stopped. The rider swiftly dismounted and called out, Mr. Trần Văn Soái, Mr. Nguyễn Giác Ngộ, where are you? Come and receive the secret command of the Master!
         Mr. Nguyễn Giác Ngộ, captain of Team 30, Mr. Lawyer Mai Văn Dậu, director of the Office of His Holiness Huỳnh Founder, along with several other high-ranking officers and all the civilians, held their breath in anticipation. They were entrusted with the Master orders, a historic letter that would shape the course of our future.
I had just associated with Bửu Vinh, and suddenly, an incident happened; Mr. Vinh and I almost died; the cause is unknown and still under investigation; among the defense, the brothers didn’t know whether to die or run away, if anyone runs back to report. If anyone reported me of being captured or tricked to death, don’t believe it, and don’t make a commotion; stop spreading rumors, don’t send troops to help
 TN 77 TT Giac Ngộ
                                                                          Tr/Tướng Nguyễn Giác Ngộ.                          T/Tướng Trần Văn Soái
          Keep station on the spot. In the morning, I will investigate the matter thoroughly with Mr. Bửu Vinh and then return later.
          Must strictly obey orders.”
          April 16, 1947, 9:15 p.m
          Sign: S
          After reading a few short lines from the Patriarch, Lieutenant General Nguyễn Giác Ngộ, Lawyer Mai Văn Dậu, and all other high- ranking Generals, as well as His followers, had to swallow their emotions and wait for tomorrow... But from that day until now, 77 years have passed quickly, and the Virtuous Master is still separated.
          Master is till afar, and no one can guide pupils,
          Like the ducklings led by the chicken.
         Bài Sứ Mạng của Đức Thầy cũng được Ban Tổ chức cho đọc  lại với sự trình bày của đ/đ Tony Cường Nguyễn để nhắc nhỡ cho tín đồ luôn ghi nhớ, tri ân đến Giáo Chủ đã Hoằng dương Chánh Pháp cho nhân loại quần sanh và cũng được BS Thái Mai chuyển ngữ, có đoạn như sau sau:
         On May 18th year of the Earth Rabbit, the time had arrived, the Heavenly course was defined, the perilous catastrophe would be spreading far and wide. I could not use my miraculous power to appease the catastrophic war caused by the cruelty of human beings, but I thought: I was born in this land of Vietnam, after several lives on this earth, transmigrating in various cycles of life and death, up to the divine fate, to collect mysterious religious experiences from strange lands. Now, delusion exterminated, selfishness vanished, I will tell the beginning of my own story; in many lives, I had been devoting my service to only one country and people where I had been existing, which was Vietnam. In previous lives, I had been living as either Vietnamese officials or commoners, and dying as Vietnamese spirits or divinities. In the near lives, I had been fortunate to meet a brilliant Master who transmitted Buddha teachings to me, and I was purified by Buddha's blessing, my mind became generous and compassionate. However, due to the calamity of nations and families, which was determined by the mystic divine course, now, my mind feels extremely painful to witness a multitude of people entrapped into atrocious misery and tribulation.
          I recount into my humankind past lives in that mundane ocean, throwing myself into illusory spheres, without care about my fate, to help my country and people, I had sacrificed my many own lives. Now, as the sacred course is clearly understood, day and night, I am following Buddha’s footsteps and listening to His teachings, traveling four oceans, strolling the fairyland, living the restful life as a realization of the path, hundreds of thousands of days without problems, mundane mindfully purified. Why I don’t stay on the divine seat to enjoy the eternal Bodhi fruit, but still threading my way down to the red world, and suffering the commotion? Only because of my overflowing loving-kindness towards the people who are falling into the catastrophe. The King-Buddha has shown clearly the amazing magical revolvement to prepare for a Dragon-Flower assembly, to select the highly-attained practitioners and bless them with worthy positions and seats. People with the complete root of goodness will be chosen to obtain the transmission of the Great-Path, as the appropriate seat to facilitate Peace for ten thousand countries in the Universe.
          Để thay đổi không khí, Ban Tổ chức đã giới thiệu đến khán phòng hoạt cảnh “Chiến Sĩ Vô Danh” sáng tác của Cố Nhạc sĩ Phạm Duy qua sự trình bày của nhóm Ca đoàn PGHH và Nhóm Hậu Duệ VNCH. Phần trình diễn rất là hấp dẫn, lạ lẫm đã gây nhiều chú ý của cả khán phòng để tưởng nhớ đến các chiến sĩ PGHH và quân lực VNCH của ngày xưa ấy.
TN 77 Hoat cảnh
               Hoạt cảnh Chiến Sĩ Vô Danh của Nhạc Sĩ Phạm Duy và ca đoàn PGHH cùng hậu duệ của VNCH trình bày.
          Về phần Bài Ý nghĩa của ngày Đức Thầy Thọ Nạn, Ông Trần Cao cũng cho biết, có đoạn như sau: “Khoảng 21 giờ 15 phút ngày 25 tháng 2 nhuần, năm Đinh Hợi (nhằm 16/4/1947) Đức Huỳnh Giáo Chủ và các cộng sự bị mưu sát, VM nã nhiều loạt súng vào Ngài, nhưng Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn an toàn, chỉ có 2 người cận vệ bị giết; Bửu Vinh sợ bị liên lụy nhất là phía anh em Hòa Hảo khi hay hung tin sẽ ồ ạt kéo nhau để giải cứu Ngài. Sau cùng họ kết luận vụ mưu sát bất thành, sẽ tiếp tục điều tra tìm ra manh mối và tuyên bố giải tán đường ai nấy đi. Từ đấy Đức Thầy tạm thời vắng mặt.
          Theo nhận định khách quan của tín đồ PGHH nói riêng, các thành phần trí thức trong xã hội và quan điểm Quốc tế thì trường hợp Đức Giáo Chủ vắng mặt thời điểm nầy có hai cái lợi lớn:
          - Tránh sự xung đột trả thù đối với anh em tín đồ của Ngài.
          - Tránh được sự chết chóc giữa các tín đồ trong đó có Việt Minh.
         Đức Giáo Chủ đã chọn thời điểm nầy để vắng mặt là thích hợp nhứt, dư luận sẽ hoàn toàn đổ tội cho phía Việt Minh chủ động gây ra thảm kịch nói trên.
         Chương trình cũng được tiếp nối qua phần ngâm Thi Văn Giáo Lý của PGHH qua bài “Dặn Dò Bổn Đạo”, bài nầy đã được Đức Giáo Chủ viết tại Hòa-Hảo, tháng 2 năm Canh Thìn 1940, qua phần diễn ngâm của 3 đồng đạo Nguyễn Kim, Nguyễn Thị Reo và Mai Huyền. Mọi người bồi hồi xúc động khi nghe được nỗi lòng của Giáo Chủ gửi đến tín đồ của Ngài qua giọng ngâm điêu luyện của 3 Độc giảng viên đã gây sự chú ý rất là đặc biệt, cảm động của đa số người tham dự.
          Nhạc phẩm “Nhớ Đêm Ba Răng” sáng tác của Lê Yến Ngọc Dung đã được thể hiện qua tiếng hát trầm buồn dễ thương của Dr. Kimberly Hồ đã tạo nhiều cảm xúc cho Hội trường khi hồi tưởng lại 77 năm về trước Đức Giáo Chủ PGHH đã lặng lẽ ra đi, để lại bao nỗi nhớ mong của tín đồ PGHH, nỗi lòng của hằng triệu tín đồ của Ngài đã không ngăn được nước mắt mỗi lần kỷ niệm kể từ khi Ngài xa vắng dù không khí Xuân vẫn còn chan hòa trong trời đất.
TN 77 Kimberly
                                                                   Dr. Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ trong nhạc phẩm "Nhớ Đêm Ba Răng".
          Chương trình cũng được Ông Trần Văn Vui đại diện Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng trình bày như sau:
Năm 1946, Ngài thành lập đảng chính trị Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng với chủ trương công bằng xã hội và dân chủ hóa đất nước, Ngài chẳng những là một nhà cách mạng tôn giáo anh minh mà còn là một lãnh tụ đa tài. Tuyên ngôn, Chương trình của Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng đưa ra, dù cho những người khó tính cũng phải công nhận rằng Ngài có một bộ óc cải tiến vượt bực và nhận định sáng suốt phi thường.
        Đồng thời, Ngài cũng gởi người ra hải ngoại, liên kết với các nhà cách mạng lưu vong để thành lập Mặt Trận Thống Nhất toàn quốc. Giải pháp Quốc Gia cũng do công trình của Ngài và các nhà cách mạng xuất dương mà thực hiện đến ngày nay.
          Bởi đường lối của Ngài trái ngược với chủ trương cộng sản và bởi giáo thuyết của Ngài có thể gây đổ vỡ cho chủ nghĩa vô thần, nên cộng sản đã làm mọi cách để làm hại Ngài, nhưng họ đã không làm gì được Ngài.
          Đầu năm 1947, các tín đồ PGHH ở miền Tây chống lại chủ trương độc đoán độc tài của Việt Minh trong việc tổ chức và cai trị quần chúng. Muốn tránh sự cốt nhục tương tàn, Đức Huỳnh Giáo Chủ trở về mìền Tây với hảo ý trấn tỉnh lòng phẫn nộ của tín đồ PGHH và để giảng hòa hầu đoàn kết chống lại thực dân Pháp. Nhưng ngày 16 tháng 4 năm 1947 (nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi), Ủy ban hành chánh Việt Minh âm mưu bắt Ngài tại Đốc Vàng hạ (vùng Đồng Tháp Mười). 
          Chương trình cũng được liên tục qua phần diễn từ của Ông Hội Trưởng Trung Ương  Giáo Hội PGHH  Hải Ngoại có đoạn như sau:
          “ĐHGC đã biết trước những gì sắp xảy đến vì Ngài là bậc Đại giác, đắc Lục thông: “Cuộc thiên lý một bầu đều hãn” thì lẽ nào Ngài không biết âm mưu thâm độc của bọn vô thần, nhưng đây là cơ hội để Ngài Vắng Mặt như Ngài từng thố lộ:
“Việc đời nói chẳng có cùng,
Đến sau mới biết đây dùng kế hay.
Bây giờ mắc việc tà tây,
Nên mới làm vầy cho khỏi ngại nghi.”
          Thêm vào đó, sự vắng mặt của Ngài còn có những lý do:
1/- ĐHGC nhận thấy thời cơ chưa đến nên đành xuôi theo Thiên mệnh:
“Giờ mắc câu Thiên lý vị nhiên,
Nên còn đãi Thiên oai nấy lịnh.”
“Vì Điên chưa đến cái thời,
Nên còn ẩn dạng cho người cười chê”.
2/- Sự vắng mặt của Ngài còn có tác dụng để thử thách tín đồ:
“Nấu lọc rành mới biết vàng thau.
Ai thật tánh, ai người giả đạo.”
3/- Tiết kiệm xương máu: ĐHGC là Giáo chủ của một tôn giáo, Ngài còn là một nhà hoạt động chánh trị, cho nên trong lúc Cộng sản cố tiêu diệt các phần tử ái quốc chơn chánh để cướp công kháng chiến, Ngài không thể nào đồng tình với việc làm vô nhân đạo của họ, đồng thời cũng không thể đứng về phiá bọn thực dân Pháp chống lại Cộng sản trong khi họ mượn danh nghiã dân tộc chống xâm lăng. Trước hoàn cảnh khó xử nầy để bảo tồn được đoàn thể, và tiết kiệm xương máu của tín đồ cho nên Ngài đã chọn giài pháp VẮNG MẶT
          Hôm nay, dù Đức Thầy còn vắng mặt nhưng Giáo lý của Ngài vẫn còn đó, chúng ta hãy cố gắng hành theo những gì Ngài đã dạy thì có khác gì Đức Tôn sư luôn ở bên ta, nếu như ai không hành theo giáo chỉ của Ngài thì dù Ngài luôn ở bên ta nào có khác gì Ngài vắng mặt. Hãy nhớ lời Ngài nhắc nhở:
“Chánh Tinh Tấn dầu thành hay bại,
Cứ một đường tín ngưỡng của mình.
Dầu cho ai phá rối đức tin,
Ta cũng cứ một đàng đi tới…”
          Nhạc phẩm “Xóm Đạo Chiều Nhớ” cũng được đồng đạo Thiên Thanh trình bày đã được cả khán phòng nhiệt liệt tán dương, hồi tưởng lại cảnh thanh bình yên ấm của xóm đạo thôn Hòa Hảo, nơi mà Đức Giáo Chủ đã giáng lâm và khai Đạo.  
TN 77 Thien Thanh                                                                           
Đ/đ Thiên Thanh trong nhạc phẩm “Xóm Đạo Chiều Nhớ”
          Phần Cảm Tưởng của Quan Khách, đầu tiên chúng tôi nhận thấy Ông Trần Quang Linh - Chánh Trị Sự Cao Đài Giáo. Trong phần cảm tưởng, có đoạn Ông nói như sau:
          Hôm nay chúng ta hội tụ nơi đây là để bày tỏ tấm lòng Tôn kính Đức Huỳnh Giáo Chủ, vị Phật khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo. Đức Ngài đã vắng mặt 77 năm rồi. Đức Ngài rời bỏ ngôi vị Bồ Đề để giáng trần lập Đạo nơi Đất Việt, Trời Nam. Khi vắng mặt, Đức Ngài tất nhiên là nhớ chúng ta lắm; còn chúng ta nhất là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng rất nhớ mong, đợi ngày tương hội. Tâm tình của Đức Ngài, tinh thần của Đức Ngài đã đặt trọn vẹn vào nước Việt Nam mến yêu cho cả Đời lẫn Đạo.
          Trải qua nhiều đời nhiều kiếp, Đức Ngài yêu quí dân tộc và tổ quốc Việt Nam vượt hơn bản thân của Đức Ngài. Chúng ta tịnh tâm để nghe Đức Ngài tỏ bày: “Đã bao đời giúp nước vùa dân cũng đều mãi sinh cư đất Việt. Dù thác cũng quỷ Thần đất Việt chớ bao lìa, còn sống cũng là Dân Quan nước Việt.” Điều nầy chứng tỏ trải qua nhiều đời, nhiều kiếp, lúc dân, lúc quan, lúc chết làm quỷ Thần rõ ràng là rất nhiều Đời nhiều Kiếp! Chúng ta không thể tưởng tượng nỗi tại đất nước Việt Nam lại có người có tấm lòng vị quốc thương dân như thế! Với những lời tâm huyết, với tinh thần “Bảo quốc an dân” đã khiến cho tâm tư chúng ta rúng động và tâm hồn của chúng ta tràn đầy Tôn kính quí trọng. 
TN 77 Vi Anh
                                                                                  Nhà báo Vi Anh - Cựu Dân biểu VNCH
          Nhà báo Vi Anh, Cựu Dân biểu VNCH cũng là cựu Cố vấn của Ban Trị Sự Trung Ương PGHH 11 tỉnh Miền Nam, Ông nói: Nhơn lễ Đức Huỳnh Giáo Chủ của PGHH thọ nạn do CS Bắc Việt tổ chức ám hại, do Niệm Phật Đường PGHH tổ chức hôm 7/4/2024 tại vùng Santa Ana, của Little Saigon, được ngưởi Việt hải ngoại mến thương gọi là Thủ đô của Viêt Nam hải ngoại.
Năm nay tôi đã 87 tuổi, tôi đã từng tham dự nhiều Đại lễ của PGHH và của VNCH ở trong và ngoài nước; nhưng lần đầu tiên tôi vô cùng xúc động và có lời khen ngợi cách tổ chức của Niệm Phật Đường, đã đem Khoa học kỹ thuật Tin học hiện đại lên màn ảnh Internet, chúng tôi đã thấy lại những hình ảnh của các bậc Anh thư PGHH tay kiếm, tay cung trong hàng ngũ quân nhân PGHH. Cá nhân tôi vô cùng cảm động khi nhìn lại hình ảnh của các nữ quân nhân PGHH. Cái thời còn chiến đấu giành độc lập cho quê hương xứ sở mà quân đội VNCH chưa có nữ quân nhân.
          Đồng thời, tôi cũng đã được thấy lại hình ảnh Cao đồ Chức sắc của PGHH ngày xưa, trong niềm xúc cảm bồi hồi thương nhớ đến các Ngài đã vì Đạo Pháp, vì Giáo lý của Tôn sư mà phải vất vả đấu tranh trong hoàn cảnh cực kỳ đen tối của đất nước xưa...
           Cái việc làm đáng nhớ nữa là Ban Tổ chức đã phổ thông Anh ngữ vào chương trình Đại lễ, khiến lớp trưởng thượng và lớp trẻ cùng nghe, thấy hiểu được lịch sử và Sấm Giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ nhằm mục đích phổ quát, phổ truyền Chánh pháp của tôn giáo PGHH.
          Ban Tổ chức cũng nhận được lời khích lệ ngắn ngủi của Ông Nguyễn Đại Ngữ, Trưởng ban Thường trực Liên Minh Dân tộc Việt Nam, Ông nói: “Thoạt đầu tôi nghĩ mình cũng là một trong những người quan trọng, nhưng tôi đã nghe thấy lời phát biểu của các vị trong hội trường; sau cùng tôi mới nhận ra là mình đã biến thành một người học trò để lắng nghe những kinh nghiệm quí giá của các vị tiền bối của PGHH. Chúng tôi một người không trẻ không già đang muốn thực hiện ước mơ Dân chủ hóa đất nước. Rất mong thời gian tới những gì tôi có thể làm được để phục vụ cho PGHH, tôi xin sẵn sàng hoặc dùng phương tiện truyền thông sẵn có của chúng tôi để quảng bá cho quần chúng hiểu được tinh thần, cái giá trị đoàn kết tuyệt vời của PGHH.
          Và vừa rồi tôi cũng có nghe vị trưởng thượng cao cấp trong PGHH nói: “Chương trình hôm nay tôi thích nhất là Ban Tổ chức đã biết sử dụng ngôn ngữ phổ thông bằng Anh Ngữ và sử dụng phương tiện kỹ thuật Internet để truyền bá tư tưởng giáo lý của Đức Thầy và những sinh hoạt của PGHH.
         Cách nay 20 năm tôi không dám nói câu đó vì thời ấy đã không có những phương tiện nầy và bây giờ thì những tổ chức cũng như nhà cầm quyền hiện tại không thể nào bưng bít được những sai trái, không có nhân quyền nầy nữa; vì với thời gian tiến bộ không ngừng của nhân loại, phương tiện truyền thông hóa đã đem Khoa học kỹ thuật, Tin học hiện đại lên màn ảnh Internet và Chánh Pháp của Giáo Chủ hẳn phải lan xa. 
          Cuối cùng, tôi xin cám ơn đến Ban Tổ chức và xin nhấn mạnh rằng: “Buổi tham dự ngày lễ Kỷ niệm 77 năm Đức Thầy Thọ nạn hôm nay với tôi rất có giá trị và cũng là lớp học cho tôi.”
TN 77 Ngoc Hieu
                                                                                  Ngọc Hiếu trong nhạc phẩm "Vọng Tôn Sư"
          Để thay đổi không khí, Nhạc phẩm “Vọng Tôn Sư” của Lê Yến Ngọc Dung được đồng đạo trẻ Ngọc Hiếu trình bày bằng cả con tim của mình để gửi đến Giáo Chủ nỗi nhớ thương mong đợi ngày trở về của Ngài.
         Buổi lễ chấm dứt vào lúc 1:00 PM cùng ngày. Mọi người cùng vào bàn ăn thưởng thức Bánh xèo chay hương vị miền Tây cùng nhiều món chay khác vô cùng ngon miệng. Đồng thời, thưởng thức chương trình Văn nghệ rất là đặc sắc của nhóm Ca đoàn Niệm Phật Đường trình diễn ./.
Lê Yến Dung                                                                                                                                            
(7 tháng 4-2024)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn