Niệm Phật Đường PGHH Santa Ana
Tổ Chức Lễ Vía Đức Phật Thầy TÂY AN Thứ 166 ngày Ngài Viên Tịch
Tường trình Lê Yến Dung.
Hằng năm cứ đến ngày 12 tháng 8 Âm lịch. Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương cũng như tín đồ PGHH khắp mọi nơi trên thế giới, đều trang nghiêm tổ chức buổi lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Theo truyền thống nầy, Niệm Phật Đường PGHH cũng long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm năm thứ 166 ngày Phật Thầy viên tịch vào ngày chủ nhựt mồng 4 tháng 9 vừa qua, trong ý nghĩa tri ân pháp nhủ của Ngài đã để lại cho quần sanh, nhân loại.
Phật Thầy Đoàn Minh Huyên.
Mở đầu là bài hát “Hành khúc PGHH” được vang lên bới các tiếng hát trong nhóm văn nghệ của Niệm Phật Đường PGHH gây phấn khởi cho toàn hội trường.
Các Đồng đạo: Ánh Minh. Bích Thuận,Thiên Thanh, Kim Liên, Tuyết Minh, KS Ngọc Lân.
Mai Chân trong bài diễn văn khai mạc
Phần diễn văn khai mạc, đạo hữu Mai Chân nhắc nhở:
Các Đồng đạo: Ánh Minh. Bích Thuận,Thiên Thanh, Kim Liên, Tuyết Minh, KS Ngọc Lân.
Mai Chân trong bài diễn văn khai mạc
Phần diễn văn khai mạc, đạo hữu Mai Chân nhắc nhở:
“Vào mùa thu năm 1849, tại cốc Ông Kiến Phật Thầy vừa trị bệnh, vừa dạy cho dân cách tu mới, “học Phật - tu nhân”, đơn giản hóa nghi thức tu hành, chỉ thờ một Trần Điều, thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái, đoàn kết, yêu đồng bào, nhân loại. Không chuông mõ, không thờ tượng cốt, không ăn chay, không xuống tóc… Người quy y được phát cho một “Lòng phái” bằng giấy vàng có ấn triện bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”.
Lý thuyết về tu hành của Phật Thầy đơn giản, xiểng dương “Học Phật” để rèn luyện trí tuệ đến giác ngộ, “Tu nhân” để sửa mình làm người tốt, thực thi Tứ Ân, phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý người nông dân Miền Nam lúc bấy giờ là ít học, loạn lạc chiến tranh với Xiêm La, lại xảy ra dịch bệnh, khó khăn, gian khổ, bế tắc trong đời sống tinh thần…
“Niềm Vui Theo Dấu Chân Thầy” sáng tác của Tịnh Hải được Tuyết Minh trình bày rất là sâu lắng, ngậm ngùi nhớ về Vị Thầy đã có công Hoăng Pháp độ sinh.
Thành phần tham dự gồm: GS Trần văn Chi Nhà nghiên cứu sử học, Cựu Giảng viên, Tổng thơ ký trường Đại học Hòa Hảo. Chánh Trị Sự Trần Quang Linh (Cao đài). Ông Trần Chánh Trưởng nhóm Đức Tin cùng Ông Nguyễn Ngọc Đại Hải. Ông Nguyễn Tấn Lạc (Cựu Chủ tịch Cộng đồng Nam Cali). Kỹ Sư Ca sĩ Phạm Ngọc Lân Hội Trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội...Ngoài ra còn có sự tham dự của nhiều đồng đạo, Phật tử vùng lân cận đến.
Kế đến là phần Nghi thức Tôn Giáo do Trần Cao (Trụ Trì NPĐ) phụ trách rất là trang nghiêm trong bộ Áo choàng nâu, biểu tượng của tinh thần quốc gia dân tộc của 2 Tôn giáo nội sinh, Bửu Sơn Kỳ Hương và PGHH.
Nỗi nuối tiếc của tín đồ PGHH đã được tác giả Lê Yến Ngọc Dung gói ghém trong sáng tác “Ngày Xưa Hòa Hảo” qua sự trình bày của Bích Thuận đã đưa chúng ta trở về Thánh Địa Hòa Hảo của ngày xưa yên bình thần tiên mà bây giờ chỉ còn lại trong ký ức mà thôi.
Phần diễn ngâm Giáo Lý, đã được Mai Lệ Huyền và Kim Phụng trình bày qua “Mười Điều Ơn” của Phật Thầy, lời khuyên dạy tâm huyết mà Ngài đã để lại cho chúng sanh, thật thiết tha, làm cho mọi người rưng rưng nước mắt.
Bản nhạc “Niết Bàn Và Chân Lý” cũng được Thiên Thanh trình bày, thực ngọt ngào truyền cảm, tất cả những sáng tác nào của Phật giáo bao giờ cũng mang một âm hưởng thanh cao tuyệt vời cho hậu thế.
Phần cảm tưởng chúng ta được nghe Chánh Trị Sự Trần Quang Linh nói: “Nhân ngày Tưởng Niệm PHẬT THẦY TÂY AN, là vị Phật đầy công đức Từ Bi, đầy Tôn Kính
Chánh Trị Sự Trần Quang Linh
Đức Ngài là đài gương sáng của Phật gia, cũng là Thánh Nhơn cứu khổ Nhơn loại. Công đức của Đức Ngài vô biên vô giới, khó thể luận bàn.Hành tung của Đức Ngài như rồng, lúc ẩn lúc hiện do Ngài định; xem qua nhớ lại những mẫu chuyện thuật lại của người sinh sống cùng thời với Đức Ngài, với cảm đức và ngưỡng mộ tín ngưỡng cho chúng ta biết được phần nào đức tánh Từ Bi và Trí huệ được truyền tụng lại. Đức Ngài quả thật là một vị Phật có tánh đức:Hoằng Nhân, cứu thế, độ đời, hoằng dương chánh Pháp. Hoằng nhân dạy học Phật tu Nhơn. Ca tụng công đức vị Phật khả kính và cả sự mến yêu nữa!”
Bài vọng cổ Thành Tâm Sám Hổi của tác giả Hàn Châu, được Diệu Liên trình bày, một sự sám hối trân trọng đã cho bài hát lên đỉnh. Tâm sự của những người con Phật, quyết rủ sạch bao sai lầm để trở về với chân như Phật tánh.
Kế đến là phần phát biểu của GS Trần Văn Chi, có đoạn Ông nói: Phật Thầy Tây An rất xem trọng việc khẩn hoang, để tín đồ của Ngài tự túc làm ruộng rẫy để mà sinh sống tu hành. Theo sử liệu của tỉnh An Giang, thì năm 1851 Phật Thầy đã phân công các đệ tử là Trần Văn Thành, Bùi Đình Thân, Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến), thành lập nhiều đoàn tín đồ đi khẩn hoang những miền đất hoang vu, lập nên những trại ruộng, như ở Cần Lố (Đồng Tháp Mười), Láng Linh (Châu Phú), Thới Sơn (Tịnh Biên), Nhờ đức tin, mà những tín đồ đã bám trụ và khẩn hoang, biến những vùng đầm lầy, rừng rậm thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ.
Giao Sư Trần Văn Chi.
Phật Thầy Tây An là một nhà yêu nước. Ông vừa trị bệnh cứu người, vừa quy tụ nông dân nghèo khai hoang, vừa phổ biến "Tứ ân", mà trong đó "Ân đất nước" rất được chú trọng. Điểm đáng lưu ý nữa, đó là những trại ruộng là căn cứ tập hợp nông dân chống lại chính sách cai trị của Pháp, nhiều tín đồ của Phật Thầy đã trở thành nghĩa quân (để đền ơn đất nước), mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) do Trần Văn Thành (đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một minh chứng.
Chương trình cũng được tiếp tục với bài hát: Gánh Mẹ của Tác giả Quách Beem với tiếng hát trở lại của Tuyết Minh đã làm cho mọi người xúc động với cả lòng hiếu thảo đối với người mẹ yêu quí của mình.
Mộ Phật Thầy Tại Núi Sam Châu Đốc
Sau cùng chúng ta cũng được Ông Trần Cao có lời cảm tạ với quan khách, và mời dùng bữa với món chánh là “hủ tiếu chay” cùng với xôi đậu xanh nước cốt dừa rất là ngon với món tráng miệng chè chuối khoai mì cùng với dĩa dưa hấu đỏ ngọt hấp dẫn đi cạnh những ly chanh dây ngọt lạnh mát. Buổi lễ đã chấm dứt lúc 12 giờ trưa cùng ngày. Buổi lễ Vía Phật Thầy hôm nay thực đầy ý nghĩa ./.
Gửi ý kiến của bạn