Lễ Vu Lan tại Niệm Phật Đường PGHH - Tường trình: Lê Yến Dung.

06 Tháng Mười 20234:22 SA(Xem: 1288)
Lễ Vu Lan tại Niệm Phật Đường PGHH - Tường trình: Lê Yến Dung.
                  Lễ Vu Lan tại Niệm Phật Đường PGHH
                                                                                                     Tường trình: Lê Yến Dung

 

          Hằng năm cứ vào ngày rằm tháng 7 âl, cả thế giới trong tinh thần “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, lòng biết ơn sâu xa của những người con hiếu hạnh đối với bậc sinh thành đã trở thành nét đẹp văn hóa cao cả nhất mà bất cứ thời đại nào cũng đề cao, tôn trọng mà trong tinh thần tứ ân  Đức Giáo Chủ PGHH đã khuyến tấn dạy răn cho tín đồ của Ngài, nên không ngoại lệ Niệm Phật Đường PGHH đã long trọng tổ chức buổi lễ Vu Lan vào chủ nhật 27/8/23 với rất đông người đến tham dự, ngoài tín đồ PGHH, còn có  Cao Đài giáo, Phật giáo, Phật Giáo phái Khất Sĩ, Chính quyền dân cử địa phương, các hội đoàn, báo chí truyền thông truyền hình cùng các tín hữu xa gần..

Vulan 1

Đồng Đạo PGHH nhân ngày Vu Lan.

          Sau phần chào Quốc kỳ, Đạo kỳ và phút mặc niệm cung kính gởi đến Tiền nhân Tổ Tiên đã có công gìn giữ non sông gấm vóc, Đồng đạo Mai Chân với bài diễn văn khai mạc ngắn có đoạn:

“Lễ Vu Lan là ngày lễ mang đậm nét nhân văn, rạng rỡ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trong ý nghĩa:
Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng,
Nghĩa sanh sanh muôn kiếp khó đáp đền.”
và Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng cho biết:
 “Ơn Cha nghĩa mẹ phải đền,
Một ngày hiệp mặt lập nền từ bi”.

          Qua nhiều thế hệ, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người con sanh ra trong cõi đời nầy.

          Lễ Vu Lan bắt nguồn từ Bồ tát Mục Kiền Liên  đã cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ, và từ đó ngày lễ Vu Lan đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất của dân tộc, mang đến thông điệp một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được lưu tâm, thực hiện.”

          Sau phần giới thiệu quan khách tham dự, “Ca khúc Vu Lan” đã được nhóm Ca đoàn của Niệm Phật Đường PGHH vang lên, mọi người đang thưởng thức với nỗi lòng hướng sâu lắng nhớ về song thân đã một đời cực khổ cho mình.

Phần nghi thức tôn giáo rất là trang nghiêm qua phần điều khiển của đồng đạo Trần Cao, có phần cầu nguyện cho đồng đạo cựu Trung Tá quân đội PGHH, cựu Hội Trưởng PGHH Nam Cali nhân kỷ niệm lễ giỗ thứ 11 năm, ngày Ông qua đời (25/7/2012) do Ông Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương hải ngoại điều khiển.

          Ông Hội Trưởng Trung Ương hải ngoại cũng có nhắc lại những cống hiến của Ông Nguyễn Chánh Đáng đã cho PGHH rất là thiết tha, ai cũng ngậm ngùi thương tiếc vị cao đồ của PGHH, có nhiều hy sinh đóng góp đáng kể. Có đoạn: Khi Đức Giáo Chủ đến Vàm Ba Răng để thương thuyết với bọn Bửu Vinh thì Ông có xin phép với Giáo Chủ để được theo bảo vệ Ngài, nhưng Đức Giáo Chủ đã vò đầu Ông và bảo: “Hãy ở nhà lo bảo tồn binh sĩ và chờ Thầy”.

          Vì nghe theo lời chỉ dạy của Đức Tôn Sư, Ông đành ở lại và suốt đêm 27 nhuần năm Đinh hợi 1947 Ông cũng như các tướng lãnh, binh sĩ quân đội PGHH đã xôn xao không ngủ được, khóc rất nhiều để cùng với hàng triệu tín đồ PGHH cúi đầu vâng lệnh của Tôn Sư và cũng để hiểu rằng lời dặn dò cũng là lời tiên tri của Ngài trước lúc ra đi. Ông đành nuốt hận vào tim, khắc ghi trong lòng với một hoài bảo lớn để mang chí cả của đời trai phục vụ cho đất nước:

“Thầy lạc tớ không ai dạy bảo,
Như vit con dìu dắt nhờ gà.”

          Rất là cảm động và trong đường hướng xây dựng và phát triển giáo lý siêu việt của Giáo Chủ đến lớp trẻ thuộc gia đình PGHH và xa hơn nữa là cộng đồng bản sứ với nhiều sắc dân sinh sống ở đất nước cờ hoa nầy. Nhóm trẻ PGHH gồm thành phần có học thức cao, các em đang làm việc và có mặt hầu hết trên mọi lãnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, để góp một bàn tay xây dựng cho đất nước Hoa Kỳ; giờ đây các em đã trăn trở cùng nhau ngồi lại với hy vọng mang giáo lý nhiệm mầu của Giáo chủ PGHH lan xa khắp chốn. Chính vì vậy mà trong các sinh hoạt của PGHH hải ngoại đều có thêm phần Anh ngữ.

          Với Dr. Mai Thái Ngọc trong bài “Tri Ân Cha Mẹ nhân ngày Vu Lan” có đoạn em nói: From thousands of years ago to the present, any era, any culture has always taken gratitude as the most important thing. Our ancestors taught: "Eating fruit, remember who planted the tree". Gratitude and repaying gratitude is a moral code and also one of the great vows of Hoa Hao followers. Therefore, the teachings of the Most Venerable Buddhist Sangha are very close, the great love for humanity, have entered the human heart, imbued with humanity, in which he teaches us about the four great graces, which we It is necessary to sacrifice practice in order to fulfill the duties of a Buddhist practitioner, that is, An Ancestor and Parents. As one of the graces in the moral foundation of human beings that all sentient beings must equally perform in order to become a good person in society, His Holiness said.“I was born into the world to have a body to function from childhood until adulthood, with enough wisdom, during how many years of that school, my parents endured so much hardship; but the birth of parents is due to ancestors, so when you are grateful to your parents, you also have a duty to be grateful to your ancestors.”

          Tạm dịch: (Từ nghìn năm xưa đến nay bất kì một thời đại nào, một nền văn hóa nào cũng đều lấy ân nghĩa làm trọng. Ông cha ta đã dạy:“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Nhớ ơn và đền đáp công ơn là quy tắc đạo đức và cũng là một trong những hạnh nguyện lớn của người tín đồ PGHH. Do vậy, những lời dạy của Đức Giáo Chủ PGHH rất gần gũi, là tình thương bao la đối với nhân loại, đã đi vào lòng người, thấm nhuần tính nhân bản, trong đó Ngài dạy ta về bốn trọng ân, mà chúng ta cần phải hy sinh thực hành mới mong làm tròn bổn phận của người Học Phật Tu Nhân, đó  là Ân Tổ Tiên Cha Mẹ; là một trong những ân trong nền tảng đạo đức của con người mà tất cả chúng sanh đều phải bình đẳng thực hiện mới trở thành người tốt trong xã hội. Ngài nói:

          “Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sinh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn phận phải biết ơn tổ-tiên nữa”).

Đêm đã về chưa mà nắng tắt ngang lưng trời,
Lá vẫn còn xanh cớ sao lá sầu vội rơi.
Về lại cố hương giữa chiều buồn nhớ thương,
Lệ nhòa mắt vương khóc cha đã xa ngàn phương.

          Đó là lời đầu của bài hát “Nỗi Nhớ Cha” sáng tác của Hà Sơn qua giọng hát buồn điêu luyện của ca sĩ Thiên Thanh đã nói lên nỗi buồn dạt dào của những người con đã và đang lạc mất cha của mình làm cho mọi người mắt đẫm ướt rơi dài trên má...)

          Tiếp tục là phần phát biểu của tuổi trẻ Nguyễn Thúy Vy (Cao học Kinh tế). Qua phần tìm hiểu, em cũng cho chúng ta biết: (And moreover, Hoa Hao Buddhist followers also memorized it so that early inthe day they could carefully practicce and implement His teachings in Book Three of Thunder Lectu:
VL 2 (2)                                           
Cao Học Nguyễn Thúy Vy                           Bác Sĩ Mai Thái Ngọc

"I pray to save the Ancestors,
With the red blood falling down.
Praying for parents to relax,
The King of Water Earth responded in the afternoon”.

          In order to instill the four great graces that He graciously reminded us and His followers, including the first grace that we need to practice, sacrifice and strive to fulfill our duties. Studying Buddhism, that is: "Ancestors and Parents", let's guide our minds together to learn to transform body and mind, get rid of suffering, let's create blessings together to enjoy the blessings of heaven and earth together. , in order to stay in a peaceful land in this mundane world).

Tạm Dịch: (Và hơn thế nữa người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng nằm lòng ghi nhớ để sớm ngày ân cần tu tập, thực thi lời giáo huấn của Ngài trong Quyển Ba của Sấm Giảng Thi Văn:

“Tu cầu cứu vớt Tổ Tông,
Với cho bá tánh máu hồng bớt rơi.
Tu cầu cha mẹ thảnh thơi,
Quốc vương Thủy thổ chiều mơi phản hồi.”

          Hầu thấm nhuần bốn đại trọng ân mà Ngài đã ân cần nhắc nhở cho chúng ta, cho tín đồ của Ngài, trong đó có ân đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hành, hy sinh gắng gổ mới mong làm tròn bổn phận của người Học Phật Tu Nhân, đó là: “Ân Tổ Tiên Cha Mẹ”, chúng ta hãy cùng nhau hướng tâm tu học chuyển hóa thân tâm, thoát khỏi khổ đau, hãy cùng nhau tạo phúc lành để cùng nhau hưởng hồng ân của đất trời, để được an trú trong miền đất an lạc trong cõi trần nầy vậy.

 VL 2 (1)

                                                       Ngọc Hiếu                                         Ca sĩ Huỳnh Thúy

          Đồng đạo trẻ Ngọc Hiếu cũng thiết tha với nỗi lòng của em trong mùa Vu Lan như sau:

          Trong đạo Phật cũng vậy, vấn đề hiếu đạo được đề cập rất nhiều như trong Kinh Tâm Địa Quán có dạy:

“Công cha núi cả sánh nào,
Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường.
Dù cho bão táp nhiều phương,
Cũng không trả hết công ơn song đường.”

          Qua đó, có thể thấy, tri ân báo ân cha mẹ là vấn đề vô cùng quan trọng, là một trong bốn ân nặng mà mỗi người phải luôn tâm niệm và khắc ghi. Cả cuộc đời cha mẹ bôn ba hy sinh, gầy dựng nên mái ấm gia đình, xây dựng nền móng cho con thành nhân. Cha mẹ là tấm gương sáng về lòng nhân ái, với bao khó khăn khổ nhọc, chăm sóc, bảo bọc con từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành như mặt trời, mặt trăng rọi chiếu ánh dương, nuôi dưỡng muôn sinh mà chẳng cần đền đáp.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha”.

          Để đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục đó, bổn phận làm con phải hết lòng hiếu kính, tận tâm phụng sự những lúc cha mẹ đau yếu, luôn mong muốn cha mẹ sống hạnh phúc. Chúng ta là những người con Phật, việc đền đáp công ơn cha mẹ không những chỉ bằng vật chất mà còn có bổn phận gầy dựng đức tin, chỉ dẫn con đường giải thoát, khuyên cha mẹ siêng làm các hạnh lành, tránh xa những nghiệp ác, dần dần gạt bỏ mọi khổ đau. Chỉ có thế mới mong phần nào đáp đền công ơn cha mẹ, thật sự đem lại an lạc cho cha mẹ trong hiện tại, tiến tu đến giải thoát...

          Bài hát “Bông Hồng Cài Áo” thơ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, nhạc của Phạm Thế Mỹ đã được thể hiện qua tiếng hát của ca sĩ Quỳnh Thúy:

“Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền
Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…”

          Ca khúc mang đậm nét giáo lý nhân văn của nhà Phật, khơi gợi sự hiếu thảo, lòng lương thiện trong mỗi con người. Giai điệu chậm rãi sâu lắng thể hiện qua tiếng hát cực đỉnh của một nhan sắc với một suối tóc dài mây thu, đầy nội lực của ca sĩ Huỳnh Thúy đã làm cả hội trường bùi ngùi nhớ về mẹ của mình, một tâm sự chung cho cả những người con trên thế gian nầy mà riêng ai cũng đầm đìa nước mắt.

          Tiếp theo, Ông Trần Cao (Trụ trì Niệm Phật Đường) cũng nhắc nhở lại ý nghĩa và nguồn gốc của Vu Lan từ Tôn Giả Mục Kiền Liên là đệ tử của Đức Phật. Phật dạy “Tội ác của mẹ Ông quá nặng, Ông phải nhờ chư tăng mười phương nhân ngày tự tứ, rằm tháng bảy cùng hiệp lực cầu nguyện”. Y lời Phật Ngài đã cứu được mẹ, từ đó lễ Vu Lan ra đời...

          Kế đến cũng là một bài hát với tựa đề: “Tình Thương Của Mẹ” được thể hiện qua tiếng hát điêu luyện gạo cội của làng âm nhạc Việt Nam ở thập Niên 80 là Ca Sĩ Trường Thanh mà tác giả Anh Bằng đã ưu ái tặng riêng cho ca sĩ. Đã lôi cuốn được sự chú ý của khán phòng trong ngậm ngùi thương nhớ những người mẹ đã tận tụy cả quãng đời vì những đứa con của mình.

Hai độc giảng viên: Mai Huyền và Nguyễn Kim đã đọc lại “Mười Điều Ơn” của Đức Phật Thầy đã nói lên công lao của hiền mẫu từ lúc con vừa mới tượng hình trong bụng mẹ cho đến thành nhân. Ôi biết bao lao khổ mà nhà Phật cũng thường nhắc nhở “Dù ta có lóc thịt để nuôi sống mẹ, cũng không trả hết những công lao của mẹ”.

          Chương trình văn nghệ còn dài với những tiếc mục nói về hiền mẫu, ca từ mượt mà mang đậm nét Phật Giáo, như những bài pháp ngắn cho sự mang ơn của những người con được sinh ra trong cõi đời nầy, để cảnh tỉnh con người biết rõ đạo lý: “Tột cùng thiện là hiếu, tột cùng ác là bất hiếu”.

          Buổi lễ Vu Lan chấm dứt vào lúc 12:30’ trưa . Mọi người vào bàn ăn với món bún riêu chay, gỏi gà, bánh đúc nhân thịt, xà lách, mì xào, chả giò, chè chuối, chè thái do các đồng đạo: chị Thủy, chị Kim, chị Phong, chị Huyền và chị Kim Phụng thết đãi. Rất là ngon miệng và dư dã để “to go” cho những đồng đạo bận rộn không tham dự hôm ấy ./.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn